Trong 14 tháng qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã sử dụng các đợt tăng lãi suất có chủ đích để kìm hãm lạm phát. Cuộc khủng hoảng ngân hàng và nguy cơ chính phủ Mỹ vỡ nợ có thể sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận của Fed.
Biên bản cuộc họp mới công bố cho thấy tại cuộc họp tháng trước, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bất đồng quan điểm về hướng đi lãi suất.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm vào ngày 24/5 khi cuộc đàm phán trần nợ vẫn chưa mang lại kết quả nào. Biên bản họp của Fed vừa được công bố cũng tạo thêm bất ổn cho thị trường.
Đồng USD chạm mức cao nhất trong 6 tháng so với đồng yen vào ngày 23/5, khi kỳ vọng thị trường ngày một lớn rằng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Mặc cho quả bom hẹn giờ tại Washington đe dọa sẽ khiến nền kinh tế thế giới nổ tung, Phố Wall có vẻ không quá lo lắng. Thái độ bình tĩnh của các nhà đầu tư có thể khiến vấn đề trần nợ càng khó được giải quyết.
Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên giao dịch đầu tuần khi Phố Wall chờ đợi kết quả cuộc họp trần nợ quan trọng giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy. Hiện chỉ còn 10 ngày nữa là đến thời hạn sớm nhất mà Mỹ có thể vỡ nợ.
Theo tờ Barron's, nền kinh tế quá vững vàng bất chấp lạm phát và lãi suất tăng cao, cùng với tác động có phần yếu hơn dự kiến của cuộc khủng hoảng ngân hàng, là lý do có thể khiến Fed phải tăng lãi suất vào tháng 6 tới.
Ông Kashkari, Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, nói rằng căng thẳng trong ngành ngân hàng và xu hướng đi xuống của lạm phát trong thời gian gần đây cho Fed lý do để tạm ngừng tăng lãi suất. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng ngân hàng trung ương Mỹ "vẫn chưa xong việc".
Charlie Munger thường đưa ra những lời chỉ trích rất gay gắt với những gì khiến ông bất bình, và gần đây ông liên tục chĩa mũi dùi vào thế giới tài chính.
Hôm 19/5, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng có thể giúp ích cho cuộc chiến chống lạm phát của các nhà hoạch định chính sách.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều đi xuống vào ngày 19/5 sau khi các nhà đàm phán của Đảng Cộng hòa tạm ngừng cuộc thảo luận, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng hai bên sớm đạt được thỏa thuận. Vào cuối ngày, cuộc đàm phán đã được tiếp tục.
Sự bùng nổ của cổ phiếu Big Tech đã nâng đỡ thị trường chứng khoán Mỹ trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, các chiến lược gia từ JPMorgan, Morgan Stanley và Bank of America cùng cảnh báo rằng đợt tăng giá này sắp đi đến hồi kết.
Các chuyên gia MBS cho rằng các yếu tố như môi trường vĩ mô, thặng dư thương mại tích cực, dòng vốn FDI và du lịch phục hồi mạnh mẽ sẽ hỗ trợ cho VND trong năm 2025.