Tiến trình xử lí thông tin của trẻ em (Information processing in children) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: booksicon)
Tiến trình xử lí thông tin của trẻ em
Khái niệm
Tiến trình xử lí thông tin của trẻ em trong tiếng Anh tạm dịch là: Information processing in children.
Tiến trình xử lí thông tin là một chuỗi các hoạt động được tạo ra bởi các kích thích từ môi trường bên ngoài đã được chuyển đổi thành thông tin và lưu trữ lại. Tiếp nhận thông tin xảy ra khi một kích thích, ví dụ như một bảng tin lọt vào tầm nhận thức của giác quan con người.
Tiến trình xử lí thông tin của trẻ em: Có những bằng chứng cho thấy rằng trẻ em chỉ có một khả năng giới hạn trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin.
Giai đoạn | Mô tả |
0 – 2 tuổi | Trong giai đoạn này hành vi mang tính tự động, trẻ em suy nghĩ một cách chưa hoàn chỉnh mặc dù tư duy đã bắt đầu phát triển |
3 – 7 tuổi | Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng và ngày càng hoàn thiện |
8 – 11 tuổi | Trong giai đoạn này trẻ em phát triển khả năng ứng dụng tư duy logic vào việc cô đọng các vấn đề |
12 – 15 tuổi | Trong giai đoạn này sự nhận thức của trẻ em đạt đến mức độ hoàn chỉnh nhất của quá trình phát triển và trẻ em có khả năng tư duy logic nhằm phân loại và xử lí vấn đề |
Bảng 1: Mô hình Piaget – Các giai đoạn phát triển của nhận thức
Chiến lược marketing với trẻ em
Quảng cáo nhằm vào trẻ em: Các tổ chức phụ huynh và các cơ quan đại diện của nhà nước đã đưa ra những ảnh hưởng của quảng cáo đối với trẻ em cũng như khả năng của trẻ em trong việc tiếp nhận các thông điệp quảng cáo.
Hầu hết các cuộc nghiên cứu đều chỉ ra rằng trẻ em dưới 7 tuổi gặp một số khó khăn khi nhận biết và phân biệt giữa chương trình quảng cáo với các chương trình khác, chúng thậm chí không chỉ ra được sự khác biệt giữa các chương trình.
Những trẻ em nhỏ hơn có khả năng thấp trong việc xác định mục đích thương mại trong các buổi phát chương trình quảng cáo sản phẩm.
Có nhiều lời than phiền về việc các phim và chương trình hoạt hình hiện nay đã gia tăng quảng cáo cho những sản phẩm, tạo nên "cơn sốt" mua sắm dựa trên sự yêu thích của trẻ em đối với những nhân vật "ngôi sao" trong phim được xem.
Bên cạnh đó, trẻ em cũng không hiểu hay hiểu chưa thật chính xác các ngôn ngữ đặc biệt hoặc các kiểu quảng cáo được trình chiếu. Vì vậy, các khẩu hiệu hay chủ đề quảng cáo không gây được tầm ảnh hưởng đối với trẻ em trong lứa tuổi mẫu giáo.
(Tài liệu tham khảo: Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, NXB Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, 2009)