|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thuyết tiền tệ Cambridge (Cambridge Cash-balance Theory) là gì?

15:19 | 11/09/2019
Chia sẻ
Thuyết tiền tệ Cambridge (tiếng Anh: Cambridge Cash-balance Theory) là một nội dung của học thuyết tân cổ điển về tiền tệ, được nghiên cứu và kết luận bởi Alfred Marshall và A.C.Pigou từ Đại học Cambridge.
credit-score

Hình minh họa (Nguồn: Nigeria Business Plan)

Thuyết tiền tệ Cambridge (Cambridge Cash-balance Theory)

Thuyết tiền tệ Cambridge - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Cambridge Cash-balance Theory.

Trong lúc Fisher phát triển và bổ sung thuyết số lượng tiền tệ, các nhà nghiên cứu khác thuộc Đại học Cambridge bao gồm Alfred MarshallA.C.Pigou cũng tiến hành nghiên cứu và đưa ra lí thuyết tiền tệ Cambridge (Cambridge Cash-balance Theory)

Về mặt số học, Thuyết tiền tệ Cambridge cũng giống như lí thuyết giao dịch tiền tệ của Fisher, nhưng về mặt phạm trù hay ý nghĩa kinh tế, nó có một số khác biệt đáng chú ý sau :

- Thuyết tiền tệ Cambridge tập trung xem xét tiền tệ như là một phương tiện cất trữ hay bảo tồn giá trị trong khi lí thuyết giao dịch tập trung xem xét chức năng trao đổi của tiền tệ. 

- Thuyết tiền tệ Cambridge xem tiền tệ như là một tài sản, đồng thời còn chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu tiền tệ. Cầu tiền tệ của mỗi cá nhân tỉ lệ thuận với thu nhập của họ, trong khi tổng cầu tiền tệ tỉ lệ với tổng thu nhập. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Công thức tính tổng cầu tiền tệ trong thuyết tiền tệ Cambridge

Tổng cầu tiền tệ được xác định như sau: 

MD = kPY

Trong đó:

MD là cầu tiền tệ.

k là hệ số tỉ lệ.

p là giá cả trung bình của một đơn vị sản phẩm sản xuất sau cùng.

Y là tổng sản phẩm thực trong một thời kì nào đó. 

 Trong điều kiện cân bằng, tức cung và cầu tiền tệ bằng nhau thì từ công thức trên, kết hợp với lí thuyết của Fisher, ta có:

V = PY/M = PY/MD = PY/kPY = 1/k.

Như vậy, về mặt số học phương trình này giúp chúng ta hiểu được tại sao sự thay đổi số lượng tiền tệ lại đưa đến sự thay đổi giá cả.

Thuyết tiền tệ Cambridge có quan điểm là giá cả có quan hệ tỉ lệ thuận với số lượng tiền tệ, nghĩa là một sự gia tăng số lượng tiền tệ sẽ kéo theo gia tăng giá cả. 

Điều này dễ dẫn đến ứng dụng sai lầm ở chỗ khống chế số lượng tiền tệ để ổn định giá cả. Sau này quan điểm này bị Keynes chỉ trích gay gắt, đặc biệt trong thời kì khủng hoảng thừa 1929 - 1933. Do khống chế số lượng tiền tệ khiến nền kinh tế suy thoái dẫn đến khủng hoảng và nạn thất nghiệp lan tràn. 

Ngoài ra, các học thuyết trước đây còn xem tốc độ lưu thông tiền tệ V = 1/k là một hằng số, điều này về sau cũng bị Keynes cho là sai lầm. (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).