|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tín dụng nhà nước (State credit) là gì? Nội dung hoạt động của tín dụng nhà nước

15:17 | 11/09/2019
Chia sẻ
Tín dụng nhà nước (tiếng Anh: State credit) là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội. Trong quan hệ này, nhà nước là chủ thể thực hiện các quan hệ tín dụng để phục vụ các chức năng của mình.
Thời gian hoàn vốn (3)

Hình minh họa.

Tín dụng nhà nước (State credit)

Định nghĩa

Tín dụng nhà nước trong tiếng Anh là State creditTín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội.

Trong quan hệ này, nhà nước là chủ thể thực hiện các quan hệ tín dụng để phục vụ các chức năng của mình.

Nội dung hoạt động của tín dụng nhà nước

- Thứ nhất, Nhà nước đi vay.

Đây là hoạt động truyền thống và cũng là hoạt động trong nền kinh tế hiện đại. Nhà nước đi vay bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu, kí kết các hiệp định vay nợ... tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt của ngân sách nhà nước và nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì.

Các tác nhân và thể nhân cho vay với Nhà nước bao gồm: các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung ương, Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.

- Thứ hai, Nhà nước cho vay.

Hoạt động này được thực hiện chủ yếu bằng tiền hoặc hiện vật tùy thuộc vào khả năng và tính chất của các nguồn vốn, nhu cầu sử dụng vốn của Nhà nước trong từng thời kì, nhưng chủ yếu là bằng tiền, còn hiện vật chỉ sử dụng ít trong một số trường hợp.

Tín dụng nhà nước là loại tín dụng mang tính chất tín chấp cả về phía đi vay cũng như cho vay. Nhà nước dùng uy tín của mình để đảm bảo việc trả nợ đúng hạn số tiền đã vay.

Tuy nhiên, Nhà nước phải tính toán kĩ nhu cầu vay và có biện pháp sử dụng hiệu quả vốn vay và có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn vay để tạo ra nguồn tài chính vững chắc cho việc hoàn trả nợ.

Sự cần thiết của tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước tồn tại và qui mô ngày càng mở rộng là hết sức cần thiết cho mọi Nhà nước trên thế giới.

- Trong trường hợp nhu cầu chi của ngân sách nhà nước lớn, những nguồn thu không đáp ứng được để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu cũng như kí hiệp định tín dụng để vay vốn nước ngoài.

- Đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các đối tượng chính sách, là chức năng của Nhà nước. Nguồn đầu tư từ quĩ ngân sách nhà nước được thực hiện qua hai kênh: cấp phát và cho vay. Trong đó cho vay ngày càng được chú trọng và chiếm tỉ lệ lớn. Điều đó nói lên tầm quan trọng của tín dụng nhà nước.

- Sự phát triển của tín dụng nhà nước tạo điều kiện để phát triển tín dụng ngân hàng, vì các giấy tờ có giá của tín dụng nhà nước là công cụ quan trọng để chiết khấu, cầm cố, tái chiết khấu, tái cầm cố tại ngân hàng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính tiền tệ, NXB Tài chính)

Minh Lan

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.