|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vay quốc tế của khu vực công là gì? Mục đích và tác động

15:55 | 10/09/2019
Chia sẻ
Vay quốc tế của khu vực công là các khoản vay quốc tế của Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì.
CLEARANCE SALE

Hình minh họa

Vay quốc tế của khu vực công

Định nghĩa

Vay quốc tế của khu vực công là các khoản vay quốc tế của Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì.        

Nợ quốc tế khu cực công là các khoản vay quốc tế của khu vực công đã được giải ngân, bao gồm:

+ Nợ của Chính phủ vay quốc tế 

+ Nợ của các doanh nghiệp vay quốc tế được Chính phủ bảo lãnh

+ Nợ quốc tế của doanh nghiệp nhà nước đi vay theo phương thức tự vay tự trả

Mục đích vay quốc tế

- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển

- Cơ cấu lại các khoản nợ, danh mục nợ: cơ cấu lại các khoản nợ nhằm thay đổi điều kiện, điều khoản các khoản nợ mà không tạo ra nghĩa vụ trả nợ mới.

- Cho vay lại đối với các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương.

- Huy động vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế cao, các chương trình dự án quan trọng của nhà nước.

- Các mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng

Tác động của vay quốc tế của khu vực công

Tác động tích cực

- Đây là một nguồn thu quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của Chính phủ và các doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển: Nguồn thu của Chính phủ và khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp rất hạn hẹp do năng lực của nền kinh tế còn thấp.

+ Nhu cầu chi cho đầu tư phát triển của nền kinh tế rất lớn: phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí…

+ Vay quốc tế giúp tăng nguồn thu cho đầu tư của Chính Phủ và các doanh nghiệp, tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển.

- Tăng thêm nguồn vốn đầu tư thúc đẩy kinh tế, phát huy được các tiềm năng sẵn có trong nước

+ Nguồn tài trợ quốc tế chủ yếu được Chính phủ chi tiêu cho mục đích phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, từ đó tạo cơ sở để các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế phát triển.

+ Nguồn vốn tài trợ quốc tế thường được Chính phủ và các nhà tài trợ sử dụng như một nhân tố kích thích hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài, khai thác hết tiềm năng sẵn có trong nước để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế.

Tác động tiêu cực

- Vay quốc tế có thể để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai

Các khoản vay quốc tế thường có thời hạn vay tương đối dài và có thể có các ưu đãi.

Nhưng nếu sử dụng không hiệu quả sẽ không tạo ra tăng trưởng kinh tế, không tạo ra thu nhập ròng để trả nợ, tạo gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai.

- Vay quốc tế có thể dẫn tới vỡ nợ Chính phủ

Các khoản nợ nước ngoài phải trả bằng ngoại tệ nên khi Chính phủ tuyên bố vỡ nợ do quốc gia không có khả năng trả nợ sẽ dẫn đến hậu quả như:

+ Bị ngăn cấm không được tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là thương mại quốc tế.

+ Bị tịch thu tài sản của Chính Phủ ở nước ngoài

+ Hầu như bị cắt hết các khoản tài trợ quốc tế, kể cả vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài

Kết luận

Vay quốc tế của khu vực công vừa có những ý nghĩa tích cực, vừa có nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực không quản lí và sử dụng tốt các khoản vay này.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, NXB Tài chính)

Minh Lan

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.