|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bảo hộ thương mại (Protectionism) là gì? Cơ sở hình thành và điều kiện áp dụng

10:49 | 30/08/2019
Chia sẻ
Bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch (tiếng Anh: Protectionism) là việc nhà nước thực hiện các chính sách đóng cửa thanh toán nội địa, danh mục hàng hóa hạn chế xuất nhập khẩu.
6872_600

Hình minh họa. Nguồn: focoeconomico

Bảo hộ thương mại (Protectionism)

Định nghĩa

Bảo hộ thương mại trong tiếng Anh là Protectionism. Bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch là việc nhà nước thực hiện các chính sách đóng cửa thanh toán nội địa, danh mục hàng hóa hạn chế xuất nhập khẩu.

Hoặc có thể hiểu như sau:

Bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước.

Cơ sở hình thành

Tác động khách quan

- Sự phát triển không đều và sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, cần thiết bảo hộ cho nền kinh tế kém phát triển và tạo ra sự đồng đều về điều kiện tái sản xuất.

- Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các sản phẩm không giống nhau, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp và ngành sản xuất có năng lực cạnh tranh thấp.

Tác động chủ quan

- Cần phải bảo hộ cho ngành sản xuất "non tơ" - những ngành doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và chưa thể cạnh tranh được với những ngành doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trên thị trường, cần có chính sách bảo vệ nhất định từ Nhà nước để tăng khả năng cạnh tranh.

- Tạo thêm nguồn thu cho nền kinh tế

Việc đánh thuế nhập khẩu cao làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hỗ trợ xuất khẩu và sản xuất trong nước.

- Hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong điều kiện năng lực điều hành nền vĩ mô chưa tốt.

Nội dung

- Là xu hướng chính phủ đặt ra rào cản đối với hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ thị trường nội địa (hàng hóa dịch vụ nội địa) trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

- Với những nền kinh tế nhỏ, Chính phủ hướng tới bảo hộ thương mại ôn hòa, có nghĩa là thực hiện những biện pháp bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất và nền kinh tế.

- Với những nền kinh tế lớn, Chính phủ thực hiện chính sách siêu bảo hộ có nghĩa là bảo hộ ở thị trường trong nước cho những ngành đã có năng lực cạnh tranh đồng thời hỗ trợ để hàng trong nước thâm nhập thị trường quốc tế.

Điều kiện thực hiện bảo hộ thương mại

Trong nước

- Nền kinh tế có năng lực cạnh tranh thấp, nhà nước đang cần thi hành chính sách bảo vệ nền kinh tế và nền sản xuất trong nước phát triển ổn định.

- Các ngành chưa có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và thị trường thế giới, cần có sự trợ giúp của Nhà nước để có thêm thời gian hoặc có điều kiện tăng năng lực cạnh tranh.

Quốc tế

- Thị trường thế giới biến động mạnh ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

- Mối quan hệ thương mại quốc tế kém thân thiện với các nước khác, thực hiện đối xử có đi có lại với quốc gia đang thực hiện chính sách bảo hộ thương mại.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.