|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là gì? Tác động của chính sách phá giá tiền tệ

14:07 | 27/08/2019
Chia sẻ
Phá giá tiền tệ (tiếng Anh: Currency Devaluation) là biện pháp chủ động làm giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, nghĩa là làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên.
devaluation

Hình minh họa. Nguồn: globalmillennial

Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation)

Định nghĩa

Phá giá tiền tệ trong tiếng Anh là Currency Devaluation. Phá giá tiền tệ là biện pháp chủ động làm giảm giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ, nghĩa là làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên. 

Mục đích

- Kích thích hoạt động xuất khẩu cùng các hoạt động kinh tế, dịch vụ đối ngoại khác có thu ngoại tệ, đồng thời hạn chế nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác phải chi ngoại tệ, kết quả là sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từ đò làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên.

- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kích thích các dòng ngoại tệ kiều hối, đồng thời hạn chế các dòng vốn chạy ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) nhằm mục đích tăng cung ngoại tệ làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên.

Tác động của chính sách phá giá tiền tệ

Tác động của chính sách phá giá tiền tệ có thể theo hai hướng sau:

Thứ nhất, vì muốn phá giá tiền tệ, ngân hàng trung ương phải bỏ nội tệ ra mua ngoại tệ. Thực chất thì đây chính là phát hành thêm tiền vào nền kinh tế, tức là làm tăng lượng tiền mạnh. Cung tiền được tăng theo cấp số nhân.

Thứ hai, khi phá giá tiền tệ, nếu các yếu tố khác không đổi thì sức cạnh tranh của hàng trong nước tăng lên. Xuất khẩu tăng trong khi đó nhập khẩu giảm, do đó xuất khẩu ròng tăng, dẫn đến tăng tổng cầu, có sự dịch chuyển trên đường IS*, tăng sản lượng, thu nhập và công ăn việc làm.

Tóm lại, trên mô hình IS* - LM*, phá giá tiền tệ làm lượng cung tiền tăng nên đường LM* dịch chuyển sang phải. Do xuất khẩu ròng tăng làm gia tăng tổng cầu nên đường IS* dịch chuyển sang phải. Kết quả là sản lượng cân bằng mới tăng.

Liên hệ thực tiễn

Phá giá nội tệ làm thay đổi tỉ giá hối đoái, có tác động thúc đẩy xuất khẩu tất cả các mặt hàng trên tất cả các thị trường, bởi vì nhà xuất khẩu có thể hạ giá bán trên thị trường quốc tế mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận bằng nội tệ. 

Tuy nhiên, biện pháp này không thể sử dụng được thường xuyên và phải nghiên cứu kĩ trước khi áp dụng, vì nó sẽ tác động đến nhiều vấn đề khác của đời sống kinh tế xã hội.

Các Chính phủ chỉ sử dụng biện pháp này khi cần cân đối lại tỉ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)

Minh Lan