Tín dụng xuất khẩu (Export Credits) là gì? Các hình thức tín dụng xuất khẩu
Hình minh họa. (Nguồn:eximacademy.in)
Định nghĩa Tín dụng xuất khẩu (Export Credits)
Tín dụng xuất khẩu là việc chính phủ khuyến khích xuất khẩu thông qua việc thành lập các quĩ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, đảm bảo gánh chịu rủi ro cho hoạt động xuất khẩu.
Các hình thức tín dụng xuất khẩu
- Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: Trong điều kiện cạnh tranh bán hàng, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc tín dụng hàng hóa với lãi suất ưu đãi cho nhà nhập khẩu. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro (do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) làm tổn thất cho nhà xuất khẩu. Để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu bằng cách bán chịu, nhà nước đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu gặp rủi ro
- Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu: Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay.
Phân biệt
| Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu | Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu |
Đặc điểm | Tỉ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỉ lệ đền bù khoảng 60 – 70% khoản tín dụng.
| Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách nhà nước. Việc cho vay thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị đối với nước cho vay. Hình thức tín dụng này thường được các nước phát triển sử dụng. |
Mục đích | Khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu bằng cách bán chịu Chiếm lĩnh thị trường nhờ nâng được giá bán vì giá bán chịu bao gồm giá bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. | Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vì có sẵn thị trường, giúp giải quyết tình trạng dư thừa hàng hóa ở trong nước. |
Liên hệ thực tiễn
Hiện nay, ở Việt Nam, "Quĩ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa dồi dào vốn để thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu, mà thường là đối tượng nhận tín dụng xuất khẩu của các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đặc biệt là Nhật Bản.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)