Quan hệ kinh tế đối ngoại (Foreign Economic Relations) là gì?
Hình minh họa. Nguồn: english.republika.mk
Quan hệ kinh tế đối ngoại (Foreign Economic Relations)
Định nghĩa
Quan hệ kinh tế đối ngoại trong tiếng Anh là Foreign Economic Relations. Quan hệ kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế của nước đó.
Hay có thể hiểu theo cách đơn giản:
Quan hệ kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong một quốc gia với bên ngoài.
So sánh quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế quốc tế
*Khái niệm
Quan hệ kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế của nước đó.
Quan hệ kinh tế quốc tế (tiếng Anh: International Economic Relations) là quan hệ kinh tế giữa các nước và giữa các nước với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế thế giới.
*So sánh
Giống nhau
Quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế quốc tế đều là các quan hệ kinh tế, nghĩa là quan hệ trao đổi về hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động, khoa học công nghệ... giữa các chủ thể kinh tế.
Khác nhau
Tiêu thức phân loại | Quan hệ kinh tế đối ngoại | Quan hệ kinh tế quốc tế |
---|---|---|
Góc độ nghiên cứu | Nền kinh tế của một quốc gia cụ thể | Nền kinh tế thế giới (tổng thể các nền kinh tế) |
Tính chất | Đơn giản | Phức tạp |
Phạm vi | Hẹp Ví dụ: Quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và Lào | Rộng |
Hình thức biểu hiện | Hoạt động ngoại thương | Thương mại quốc tế... |
Kết luận
- Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước. Ngược lại, quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước là một bộ phận cấu thành quan hệ kinh tế quốc tế.
- Như vậy, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế quốc tế cùng biểu hiện dưới hình thức quan hệ kinh tế cụ thể kết nối quá trình tái sản xuất giữa các nước với nhau.
- Tuy nhiên, giữa quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế quốc tế có sự khác nhau về phạm vi và góc độ nghiên cứu, từ đó ảnh hưởng của các mối quan hệ này đến quá trình phát triển cũng khác nhau.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)