|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vay ưu đãi (Preferential loans) là gì? So sánh vay ưu đãi quốc tế và vay thương mại quốc tế

15:36 | 10/09/2019
Chia sẻ
Vay ưu đãi (tiếng Anh: Preferential loans) là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.
CLEARANCE SALE

Hình minh họa

Vay ưu đãi (Preferential loans)

Định nghĩa

Vay ưu đãi trong tiếng Anh gọi là Preferential loans

Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.

(Theo Điều 3 Luật Quản lí nợ công 2009)

Vay ưu đãi quốc tế là các khoản vay ngoài của Chính phủ được hưởng các ưu đãi đặc biệt như vay với lãi suất thấp hoặc thời hạn cho vay hoặc điều kiện vay.

Thuật ngữ liên quan

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance, viết tắt: ODA) là việc các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ một nước đầu tư cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế và xã hội ở nước đó.

Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường.

Vay thương mai quốc tế của Chính phủ là các khoản vay nước ngoài của Chính phủ theo các điều kiện thị trường không có bất cứ ưu đãi gì, mục đích cho vay là để kiếm lời.  

So sánh vay ưu đãi quốc tế và vay thương mại quốc tế

Giống nhau

- Đều là các khoản vay nước ngoài của Chính phủ

- Đây là yếu tố quan trọng của các nước phát triển đảm bảo nguồn thu và không gây hiện tượng lạm phát, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển kinh tế xã hội.

- Đều là hình thức vay phải trả lãi cho nước ngoài, có thể gây gánh nặng nợ và phụ thuộc vào các nước cho vay.   

Khác nhau

Tiêu thức phân loạiVay ưu đãi quốc tếVay thương mại quốc tế
1. Hình thứcCó 2 hình thức:
+ Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Chính phủ có thể đi vay các Chính phủ, các tổ chức trung gian tài chính, tín dụng quốc tế, phát hành chứng khoán trên thị trường quốc tế.
2. Lãi suấtLãi suất phải trả thấp hơn lãi suất thị trường thậm chí không cần phải trả lãi ( thường là <3%)
Lãi suất cao thậm chí có thể cao hơn trong nước.
Lãi suất có thể cố định hoặc linh hoạt.
3. Thời hạn vayThường có thời hạn vay dài hạn 10 - 30 năm thậm chí là 40 - 50 năm
Thường là vay ngắn hạn hoặc trung hạn (< 20 năm)
4. Thời hạn trả nợCó thời gian ân hạn tương đối dài 3 - 10 năm (chỉ trả lãi hàng năm chưa trả vốn gốc)
Không có thời gian ân hạn, phải trả đủ cả vốn lẫn lãi khi đến hạn
5. Ràng buộcChịu nhiều các ràng buộc về kinh tế chính trị
Không có điều kiện ràng buộc
6. Điều kiện vay nợKhông có các điều kiện về cầm cố thế chấp tài sản
Cần có sự đảm bảo bằng việc cầm cố thế chấp tài sản hoặc cần có sự bảo lãnh của Chính phủ
7. Khi đến hạn trả nợ
Khi không trả được nợ đúng hạn có thể giãn nợ, giảm nợ, hoàn nợ, thậm chí là xóa nợ
Phải trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, không được hoãn nợ, giảm nợ, xóa nợ...

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, NXB Tài chính)

Minh Lan

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.