|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì? Ý nghĩa của FDI

17:00 | 09/08/2019
Chia sẻ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investmen, viết tắt: FDI) là một trong các hình thức đầu tư quốc tế mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Mục đích hàng đầu của FDI là mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
fdi-rep-image0_MREQ

Hình minh họa. Nguồn Tapchitaichinh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

Định nghĩa

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Direct Investment, viết tắt: FDI. Đây là hoạt động đầu tư dài hạn, trong đó chủ sỡ hữu vốn trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

Thuật ngữ liên quan

Đầu tư quốc tế (Foreign Investment) là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp thông dụng

- Hình thức 100% vốn của chủ đầu tư nước ngoài

- Hình thức liên doanh giữa bên nước ngoài với bên chủ nhà

- Hình thức hợp đồng

Ý nghĩa

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bên chủ đầu tư

Tích cực

Tiêu cực

- Trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn luôn thuộc về chủ đầu tư.

- Hiêu quả sử dụng vốn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của chủ đầu tư. Trong trường hợp chủ đầu tư có năng lực thực sự, lợi nhuận thu được là rất lớn.

- Tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới do lợi dụng được các yếu tố lợi thế và tránh được hàng rào thương mại của nước chủ nhà.

- Nhà đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư không biết khai thác sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây lãng phí vốn.

- Rủi ro vì quá trình đầu tư chịu tác động của những yếu tố biến động về kinh tế, chính trị - xã hội của nước nhận đầu tư.

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bên nhận đầu tư

Tích cực

Tiêu cực

- Dòng vốn kinh doanh có tính ổn định cao, thời hạn đầu tư dài.

- Quá trình trao đổi vốn thường gắn liền với chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh

- Khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh

- Tạo điều kiện khai thác tốt hơn lợi thế trong nước, mở rộng cạnh tranh … thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển

- Tăng thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế

- Không gây ra nợ chính phủ

- Dễ dẫn đến tính trạng mất cân đối cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ

- Có khả năng trở thành bãi rác thải khoa học công nghệ: du nhập công nghệ "rác thải", tài nguyên bị khai thác quá mức, tăng nhanh ô nhiễm môi trường

- Các doanh nghiệp trong nước dễ bị "tổn thương", có nguy cơ bị giải thể, phá sản do các doanh nghiệp nước ngoài là đối thủ cạnh tranh giàu về kinh nghiệm và mạnh về tiềm lực kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)

Minh Lan