|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vốn lưu động (Working capital) là gì? Các cách phân loại vốn lưu động

17:42 | 08/08/2019
Chia sẻ
Để hình thành các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động (tiếng Anh: Working Capital) của doanh nghiệp.
c%C3%A1ch-t%C3%ADnh-v%E1%BB%91n-l%C6%B0u-%C4%91%E1%BB%99ng

Hình minh họa. Nguồn duanhoabinhland

Vốn lưu động (Working capital)

Định nghĩa

Vốn lưu động trong tiếng Anh gọi là Working Capital. Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hoặc hiểu theo cách đơn giản, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản trong doanh nghiệp.

Thuật ngữ liên quan

Tài sản lưu động (Current assets) là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn (dưới 1 năm) và là đối tượng lao động.

Vốn cố định (Fixed Capital) là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm

- Do các tài sản lưu động có thời gian sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh.

- Hình thái biểu hiện của vốn lưu động cũng luôn thay đổi qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền.

- Kết thúc quá trình kinh doanh, giá trị của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Phân loại

- Căn cứ theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn vật tư, hàng hóa (bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm); vốn bằng tiền và các khoản phải thu (gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…).

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.

- Căn cứ theo vai trò của vốn lưu động

Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành vốn lưu độn trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất và vốn lưu động trong khâu lưu thông.

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ dự trữ sản xuất đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục.

Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước.

Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư bằng tiền.

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong kinh doanh, từ đó lựa cọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Minh Lan

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.