|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

EPS và P/E là gì? Mối liên hệ giữa EPS và P/E

17:22 | 08/08/2019
Chia sẻ
Thu nhập trên một cổ phần thường (tiếng Anh: Earning per share, viết tắt EPS) và chỉ số giá trên thu nhập (viết tắt P/E) là hai chỉ số mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đánh giá một cổ phiếu trên thị trường.

Hình minh họa. Nguồn: Bstyle

Thu nhập trên một cổ phần (Earning per share) và Chỉ số giá trên thu nhập P/E

Định nghĩa

Thu nhập trên một cổ phần trong tiếng Anh gọi là Earning per share, viết tắt là EPS. Đó là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang được lưu hành trên thị trường.

Chỉ số giá trên thu nhập P/E  phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho một đồng thu nhập hiện tại của công ty. Nhìn chung, hệ số này cao là tốt, thể hiện sự đánh giá cao triển vọng công ty của nhà đầu tư.

Công thức xác định

Thu nhập trên một cổ phần

Screenshot (14)

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì.

Chỉ số giá trên thu nhập P/E

Screenshot (12)

Ý nghĩa

- Thu nhập trên một cổ phần (EPS) thường có ý nghĩa trong việc so sánh, đánh giá khả năng sử dụng vốn của các doanh nghiệp.

Rõ ràng, hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng số lượng cổ phần phổ thông đang lưu hành của hai công ty là không giống nhau. Nếu coi các yếu tố khác là cân bằng thì doanh nghiệp sở hữu ít cổ phần phổ thông hơn sử dụng vốn hiệu quả hơn doanh nghiệp còn lại.

- Hệ số giá trên thu nhập P/E thường được sử dụng để định giá cổ phiếu.

Liên hệ giữa EPS và P/E

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.

Đồng thời, thu nhập trên một cổ phần cũng có ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu đó.

Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được cho bởi công thức sau:

Screenshot (13)

Chỉ số EPS là thành phần cấu tạo nên chỉ số P/E, cụ thể EPS đóng vai trò mẫu số trong công thức tính P/E.

Do giá cổ phiếu (thị giá) luôn > 0, trong khi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có thể > 0 (khi doanh nghiệp có lãi) hoặc < 0 (khi doanh nghiệp bị lỗ), có nghĩa là EPS > 0, EPS < 0 tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong trường hợp EPS > 0, nhà đầu tư có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E

Ngược lại, trong trường hợp EPS < 0, ta không định giá cổ phiếu theo P/E, mà dùng chỉ số P/B.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Minh Lan

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.