Lạm phát (Inflation) là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát
Hình ảnh minh họa. Nguồn:
Lạm phát (Inflation)
Định nghĩa
Lạm phát trong tiếng Anh là Inflation. Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung.
Điều này không nhất thiết có nghĩa giá của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi giá cả của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh để đảm bảo cho mức giá chung tăng.
Đo lường lạm phát
Tỉ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung ở kì nghiên cứu so với kì gốc. Tỉ lệ lạm phát được xác định bởi công thức:
Trong đó:
πt: tỉ lệ lạm phát của thời kỳ t
Ip1: chỉ số giá của kì nghiên cứu
Ip0: chỉ số giá của thời kì trước đó
Trên thực tế, một số quốc gia sử dụng chỉ số giá tiêu dùng - CPI để đo lường lạm phát. Khi đó, tỉ lệ lạm phát được tính như sau:
Trong đó:
CPIt: chỉ số giá tiêu dùng năm t
CPIt-1: chỉ số giá tiêu dùng năm t - 1
Phân loại lạm phát
Căn cứ vào quy mô của lạm phát, lạm phát bao gồm:
- Lạm phát vừa phải: là lạm phát khi tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm.
- Lạm phát phi mã: là loại lạm phát hai và ba con số trong một năm.
- Siêu lạm phát: là loại lạm phát ba, bốn con số, nghĩa là tỉ lệ lạm phát hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu… phần trăm một năm.
Căn cứ vào qui mô lạm phát và độ dài thời gian, lạm phát được chia thành:
- Lạm phát kinh niên: thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn 50% một năm.
- Lạm phát nghiêm trọng: thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát trên 50% một năm.
- Siêu lạm phát là lạm phát kéo dài trên một năm với tỉ lệ lạm phát trên 200% một năm.
Các nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo (Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là "lạm phát do cầu kéo".
- Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy (Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng theo, từ đó giá thành sản phẩm tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận, kết quả là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng và gây ra lạm phát.
- Lạm phát ì
Lạm phát ì (Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Khi giá cả chung của các hàng hóa và dịch vụ tăng đều đều với một tỉ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng liên tục đều đặn theo thời gian. Do tăng đều nên mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên người ta còn gọi là lạm phát dự kiến. Lạm phát này khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài nên được gọi là lạm phát ì.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính.)