|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là gì? Ý nghĩa của FPI

17:06 | 09/08/2019
Chia sẻ
Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Portfolio Investment, viết tắt: FPI) cũng là một trong các hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm đánh thức các nguồn lực trong nước vận động đồng thời bảo toàn và sinh lợi cho chủ sở hữu vốn.
FPI_356_3958_356

Hình minh họa. Nguồn: moneycontrol

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment)

Định nghĩa

Đầu tư gián tiếp nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Portfolio Investment, viết tắt: FPI. Đó là hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lí quá trình sử dụng vốn.

Thuật ngữ liên quan

Đầu tư quốc tế (Foreign Investment) là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài

Bao gồm: mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng khoán và các pháp luật khác có liên quan.

Đặc điểm

- Trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời giữa hai chủ thể. Quyền sở hữu vốn thuộc chủ đầu tư, quyền sử dụng vốn thuộc về bên nhận đầu tư.

- Các nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách: mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của tổ chức kinh tế nước ngoài trên thị trường chứng khoán nước đó; mua trái phiếu chính phủ nước ngoài; mua chứng chỉ đẩu tư của các quỹ đầu tư.

Ý nghĩa

Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên chủ đầu tư

Thuận lợi

Khó khăn

Lợi nhuận tương đối ổn định

Có thể hạn chế rủi ro khi phân tán vốn đầu tư tại nhiều dự án khác nhau

Chủ đầu tư không phải điều hành hoạt động sử dụng vốn nên lợi ích thu được thường thấp.

Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên nhận đầu tư

Thuận lợi

Khó khăn

Bên nhận đầu tư chủ động trong quá trình sử dụng vốn đầu tư.

Nếu bên nhận đầu tư là chính phủ huy động qua trái phiếu quốc tế, thường sử dụng vốn đầu tư cho dự án đầu tư lớn.

Nếu bên nhận đầu tư là doanh nghiệp sẽ giúp đáp ứng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tán rủi ro của hoạt động đầu tư qua các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư.

Nếu là nguồn vốn tư nhân thì hạn chế khả năng hút vốn vì chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức góp vốn tối đa.

Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lí tiên tiến

Có thể bị lệ thuộc vào vốn của chủ đầu tư nước ngoài khi họ thay đổi đột ngột trong hành động đầu tư làm ảnh hưởng xấu đến thị trường vốn trong nước.

Hiệu quả đầu tư hoàn toàn phụ thuộc trình độ quản lí, tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư. Nếu trình độ quản lí của bên nhận đầu tư kém, cỏ thể làm tăng gánh nặng nợ cho tương lai.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)

Minh Lan