Phát triển bền vững dịch vụ ngân hàng điện tử là gì? Yêu cầu
Phát triển bền vững dịch vụ ngân hàng điện tử
Khái niệm
Phát triển bền vững dịch vụ ngân hàng điện tử tạm dịch sang tiếng Anh là Sustainable development of electronic banking services.
- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. (Theo báo cáo Bruntland, 1987)
Như vậy phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là duy trì sự phát triển một cách liên tục, ổn định, mà hơn thế nữa là sự nỗ lực nhằm đảm bảo sự bền vững trên mọi lĩnh vực trong quá trình phát triển.
Trên góc độ ngân hàng, đến nay, chưa có một bộ tiêu chí chính thức để đánh giá sự phát triển ổn định và bền vững của lĩnh vực này.
Tuy nhiên, dựa trên những quan điểm chung về sự phát triển thì phát triển bền vững ngân hàng nói chung và dịch vụ E-banking của ngân hàng nói riêng là việc ngân hàng phải duy trì được sự cân bằng giữa khả năng sinh lợi và mức độ an toàn trong một thời gian dài.
Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng, cụ thể là E-banking cần phải phục vụ lợi ích trong giao dịch của khách hàng.
- Có thể thấy, phát triển bền vững dịch vụ E-banking là việc ngân hàng đạt được các mục tiêu hoạt động, phát triển liên tục, bảo toàn và gia tăng vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng có hiệu quả của khách hàng, góp phần giải quyết nhu cầu tiện lợi trong sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng.
Yêu cầu phát triển bền vững về mặt định tính và định lượng
- Về mặt định tính, dịch vụ E-banking phát triển bền vững thì không chỉ tính đến các yêu cầu phát triển dịch vụ này của riêng bản thân ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ không nâng cao hay không cải thiện được tiện ích, an toàn trong giao dịch thì chưa phải phát triển bền vững.
Hơn thế nữa các mục tiêu xã hội của nền kinh tế như cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người dân, bảo vệ môi trường phải được cải thiện.
Như vậy, phát triển bền vững dịch vụ E-banking phải đáp ứng được yêu cầu tồn tại, phát triển của ngân hàng, của khách hàng, và của xã hội.
- Về mặt định lượng, sự phát triển năm sau phải cao hơn năm trước về:
+ Đối với ngân hàng: qui mô nguồn vốn đầu tư vào dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng, doanh số từ dịch vụ, tính năng sản phẩm, tính bảo mật của dịch vụ, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ, tỉ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép (đối với thanh toán thẻ tín dụng)...
+ Đối với khách hàng: cải thiện điều kiện sống, hiệu quả công việc, quản lí thông tin tài khoản, tiết kiệm chi phí, thời gian,... hoàn trả khoản nợ tín dụng và các yêu cầu tài chính khác theo cam kết.
+ Đối với nền kinh tế: tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt gia tăng, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt của người dân,...
+ Đối với môi trường: các sản phẩm dịch vụ E- banking thân thiện với môi trường.
(Tài liệu tham khảo: Phát triển bền vững dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam, ThS Nông Thị Như Mai, Trường Đại học Tài chính Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/