|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Riba trong hệ thống ngân hàng Hồi giáo là gì? Đặc điểm

08:55 | 03/06/2020
Chia sẻ
Riba là một khái niệm trong hệ thống ngân hàng Hồi giáo, đề cập đến khái niệm lãi suất.
Riba trong hệ thống ngân hàng Hồi giáo là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Youtube.

Riba

Khái niệm

Riba là một khái niệm trong hệ thống ngân hàng Hồi giáo, đề cập đến khái niệm lãi suất. Nó cũng được tạm dịch là lợi ích bất hợp pháp có được trong kinh doanh hoặc thương mại, theo luật Hồi giáo.

Đặc điểm của Riba

Riba là một khái niệm trong hệ thống ngân hàng Hồi giáo đề cập đến lãi suất. Nó cũng được gọi là cho vay nặng lãi, hoặc tính lãi suất cao bất hợp lí. Ngoài ra còn có một hình thức khác của Riba, theo định nghĩa của hầu hết các luật sư Hồi giáo, trong đó đề cập đến việc trao đổi hàng hóa với số lượng hoặc tính chất không đồng đều. Trong phạm vi bài viết này, Riba được hiểu là lãi suất được tính khi giao dịch.

Nó bị cấm theo Luật Sharia (luật Hồi giáo) vì nó được cho là một hình thức bóc lột. Mặc dù người Hồi giáo đồng ý với thông lệ Riba bị cấm, nhưng có nhiều tranh luận về đặc tính của Riba về việc dù Riba trái với luật Sharia, nhưng nó có nên bị cấm như vậy không.

Nhiều học giả hiện đại tin rằng nên cho phép áp dụng lãi suất khi giao dịch theo giá trị của lạm phát, để bù đắp cho người cho vay về giá trị thời gian của tiền của họ, miễn không tạo ra lợi nhuận quá mức. Tuy nhiên, Riba phần lớn vẫn bị cấm ở các nước Hồi giáo và hình thành nền tảng của hệ thống ngân hàng Hồi giáo.

Những người theo đạo Hồi đã đấu tranh về việc cấm Riba trong một thời gian khá lâu, về mặt tôn giáo, đạo đức và pháp lí, và cuối cùng, áp lực kinh tế đã cho phép nới lỏng các qui định tôn giáo và pháp lí, ít nhất là trong một giai đoạn. 

Do các nền kinh tế hiện đại hoạt động dựa trên lãi suất là và bảo hiểm là điều kiện tiên quyết để đầu tư sản xuất, nên nhiều luật sư Hồi giáo phải chấp nhận Riba trong phạm vi không phá vỡ các qui tắc tôn giáo được đặt ra. Sự nới lỏng chính sách kinh tế này kéo dài cho đến những năm 1970 khi "tổng lệnh cấm cho vay với lãi suất" được áp dụng lại.

Riba bị cấm theo luật Sharia vì một vài lí do. Lệnh cấm này nhằm đảm bảo công bằng trong trao đổi, đảm bảo rằng mọi người có thể bảo vệ tài sản của họ khỏi những giao dịch trao đổi bất công, bất bình đẳng và bất hợp pháp. Hoạt động Hồi giáo được cho là nhằm mục đích thúc đẩy từ thiện và giúp đỡ người khác thông qua lòng tốt không vì lợi nhuận. Vì Riba là hình thức bất hợp pháp, nên luật Sharia tạo cơ hội khuyến khích hành động cho vay tiền từ thiện mà không cần lãi.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.