Chiến tranh lạnh (tiếng Anh: Cold War) được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Siêu cường (tiếng Anh: Superpower) là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới.
Quản trị toàn cầu (tiếng Anh: Global governance) là tập hợp các thể chế, qui định, chuẩn tắc và dàn xếp pháp lí nhằm quản lí quan hệ giữa các quốc gia và tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực vấn đề khác nhau.
Quan hệ Bắc - Nam (tiếng Anh: North - South relations) là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các nước công nghiệp phát triển, giàu có nằm tập trung ở Bắc bán cầu với các nước nghèo, đang phát triển chủ yếu nằm ở Nam bán cầu.
Sự phụ thuộc lẫn nhau (tiếng Anh: Interdependence) là tình trạng của mối quan hệ giữa hai bên mà trong đó thiệt hại của việc cắt đứt quan hệ hay giảm bớt các trao đổi là tương đương nhau đối với mỗi bên.
Nước mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Countries - NICs) chỉ một nhóm các quốc gia nhờ quá trình công nghiệp hóa đã có sự phát triển vượt trội về kinh tế, từ địa vị một nước đang phát triển dần trở thành nền kinh tế tiên tiến.
Viện trợ nước ngoài (tiếng Anh: Foreign aid) là các khoản ưu đãi tài chính, hàng hóa và dịch vụ được tài trợ dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển ở các quốc gia này.
Trừng phạt kinh tế (tiếng Anh: Economic Sanctions) là cấm vận song phương hay đa phương đối với việc hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và tư bản do một nước nào đó khởi xướng.
Ngoại giao văn hóa (tiếng Anh: Cultural diplomacy) là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng.
Ngoại giao pháo hạm (tiếng Anh: Gunboat diplomacy) là việc phô trương sức mạnh quân sự và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.
Theo định nghĩa của G. R. Berridge và Aliab James, ngoại giao kinh tế (tiếng Anh: Economic diplomacy) là hoạt động ngoại giao liên quan đến các vấn đề kinh tế bao gồm công tác của các đoàn ngoại giao cho đến các hội nghị quốc tế.
Kinh tế chính trị quốc tế (tiếng Anh: International Political Economy) là môn học nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế.
Cộng đồng các quốc gia độc lập (tiếng Anh: Commonwealth of Independent States, viết tắt: CIS) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết thành lập ngày 8/12/1991.
aĐịa chính trị (tiếng Anh: Geopolitics) xem xét các yếu tố như vị trí địa lí, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Development Programme) được thành lập vào ngày 22/11/1965, là sự hợp nhất của chương trình mở rộng hỗ trợ kĩ thuật (EPTA) và quĩ đặc biệt của Liên Hợp Quốc.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: The United Nations Economic and Social Council - ECOSOC) là diễn đàn chính của Liên Hợp Quốc để phản ánh, tranh luận và tư duy đổi mới về phát triển bền vững.
Tổ chức siêu quốc gia (tiếng Anh: Supranational Organization) giúp cho các quốc gia thành viên của nó có quyền lực và ảnh hưởng lớn hơn, vượt ra ngoài phạm vi của mỗi quốc gia đơn lẻ, ví dụ như Liên minh châu Âu và Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ngoại giao con thoi (tiếng Anh: Shuttle Diplomacy) là hành động của một bên ngoài trong vai trò trung gian giữa các bên trong một tranh chấp, mà không cần liên hệ trực tiếp giữa hai bên với nhau.
Nhóm 77 (tiếng Anh: Group of 77) là tổ chức liên minh chính phủ lớn nhất của các nước đang phát triển, hoạt động chủ yếu trong khuôn khổ của Liên hợp quốc và các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc.
Cấu trúc Chaebol (tiếng Anh: Chaebol Structure) là một kiểu cấu trúc tập đoàn kinh doanh bắt nguồn từ Hàn Quốc những năm 1960, tạo ra các công ty đa quốc gia với các hoạt động quốc tế lớn mạnh.
Bách Hoá Xanh cho biết đã lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.