|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế chính trị quốc tế (International Political Economy) là gì?

23:31 | 17/10/2019
Chia sẻ
Kinh tế chính trị quốc tế (tiếng Anh: International Political Economy) là môn học nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế.
kinh tế chính trị quốc tế

Ảnh: London School of Economics and Political Science (LSE)

Kinh tế chính trị quốc tế

Khái niệm

Kinh tế chính trị quốc tế trong tiếng Anh là International political economy.

Kinh tế chính trị quốc tế là môn học nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế và chính trị trong quan hệ quốc tế. Nói một cách chung nhất, kinh tế có thể được hiểu là hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm và của cải, còn chính trị là tập hợp các thể chế và qui tắc mà theo đó các mối quan hệ tương tác về xã hội và kinh tế giữa các chủ thể được điều chỉnh. 

Đối với nhiều người khác nhau, khái niệm "kinh tế chính trị" cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Có người cho rằng kinh tế chính trị là ngành học nghiên cứu cơ sở chính trị của các hoạt động kinh tế, những cách thức mà các chính sách của chính phủ tác động đến hoạt động của thị trường. 

Nhiều người khác lại cho rằng trọng tâm của kinh tế chính trị là nghiên cứu các cơ sở kinh tế của các hành động chính trị, cách thức mà các lực lượng kinh tế tác động và góp phần định hình các chính sách chính trị của các chính phủ. 

Tuy nhiên hai cách nhìn này có thể nói không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ trợ cho nhau bởi lẽ chính trị/nhà nước và kinh tế/thị trường là hai chủ thể luôn có sự tương tác thường xuyên với nhau, ở cả cấp độ trong nước cũng như quốc tế.

Các cách tiếp cận

Trên phương diện thuyết, Kinh tế chính trị quốc tế có ba cách tiếp cận chính, đó là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa Marx. Mỗi trường phái thuyết này đều có những luận riêng và những quan điểm phân tích và giá trị riêng về các mối quan hệ kinh tế – chính trị toàn cầu.

Chủ nghĩa tự do đề cao thị trường tự do, nơi mà vai trò của việc trao đổi và thị trường tự nguyện được nhấn mạnh là hiệu quả và cần được bảo vệ. 

Trong khi đó, chủ nghĩa trọng thương là trường phái tương phản hoàn toàn với chủ nghĩa tự do và chia sẻ các giả định của chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng nền kinh tế thế giới là một đấu trường cạnh tranh giữa các quốc gia tìm cách tối đa hóa sức mạnh và quyền lực tương đối của mình. 

Cuối cùng, chủ nghĩa Marx cũng coi nền kinh tế thế giới là một đấu trường của sự cạnh tranh, nhưng không phải giữa các quốc gia với nhau mà là giữa các giai cấp. Theo đó, các mối quan hệ kinh tế thế giới có thể được giải thích là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa những "kẻ áp bức và bị áp bức". 

Một điều cần ghi nhận là ba cách tiếp cận này đã luôn tiến hóa qua thời gian, tương tự là việc vận dụng các cách tiếp cận này trong việc giải thích các sự kiện, hiện tượng của đời sống kinh tế – chính trị thế giới. 

(Theo Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, NXB Chính trị Quốc gia sự thật)

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.