Cấu trúc Chaebol (Chaebol Structure) tại Hàn Quốc là gì? Các chỉ trích về Cấu trúc Chaebol
Hình minh họa. Nguồn: businesskorea.co.kr
Cấu trúc Chaebol
Khái niệm
Cấu trúc Chaebol trong tiếng Anh là Chaebol Structure.
Cấu trúc Chaebol là một loại cấu trúc tập đoàn kinh doanh ở Hàn Quốc bắt nguồn từ những năm 1960, giúp tạo ra các công ty đa quốc gia với các hoạt động quốc tế lớn mạnh. Cấu trúc Chaebol có thể bao gồm một công ty lớn hoặc một số nhóm công ty.
Từ chaebol trong tiếng Hàn có nghĩa là kinh doanh gia đình hoặc độc quyền.
Bản chất của Cấu trúc Chaebol
Các chaebol của Hàn Quốc đại diện cho một nhóm các thực thể kinh doanh lớn và rất quan trọng đối với cơ cấu kinh tế nước này. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của Hàn Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi các chaebol.
Chaebol chiếm khoảng một nửa giá trị của thị trường chứng khoán nước này. Chúng thường là các tập đoàn công nghiệp được tạo thành từ các công ty con.
Những cấu trúc này được sở hữu, kiểm soát và hoặc quản lí bởi cùng một gia tộc, thường là của người sáng lập. Các thành viên trong gia đình thường được đặt vào các vị trí quản lí, giúp họ kiểm soát sâu hơn về cách thức hoạt động của các doanh nghiệp.
Mặc dù bây giờ một số gia đình sáng lập còn là các đối tượng hữu quan trong các chaebol, nhưng họ vẫn có thể có một số liên hệ với chúng
Có khoảng 20 chaebol nổi tiếng thuộc sở hữu của các gia đình đang hoạt động trong nền kinh tế Hàn Quốc. Samsung, Hyundai, SK Group và LG Group là một trong những chaebol lớn nhất và nổi bật nhất.
Các công ty này chiếm hơn một nửa sản lượng xuất khẩu của Hàn Quốc, và cùng nhau mang lại phần lớn vốn từ nước ngoài đến Hàn Quốc. Các chaebol thường có mối quan hệ tốt với chính phủ.
Chỉ trích về Cấu trúc Chaebol
Các chaebol thường bị cho là cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc, tạo ra sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế. Trong khi chính phủ Hàn Quốc thỉnh thoảng thực hiện các nỗ lực nhằm kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của các chaebol trong những năm qua, chúng thường không đạt được kết quả triệt để.
Một lo ngại khác là việc hợp nhất các nguồn lực thị trường quan trọng vào các tập đoàn chaebol khiến cho sự ổn định kinh tế của Hàn Quốc sẽ gặp nguy hiểm nếu chúng gặpthất bại. Chỉ riêng Samsung đã phát triển đến mức chiếm khoảng 20% GDP của Hàn Quốc.
Các chaebol thường bị buộc tội tích trữ lợi nhuận và mở rộng hoạt động và nhà máy ở nước ngoài thay vì tái đầu tư vào nền kinh tế trong nước, trái ngược với tỉ lệ khoảng 90% nhân công Hàn Quốc làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nghĩa là một phần nhỏ dân số trong các chaebol có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của cả nước.
Sự tập trung của sức mạnh thị trường và sự phụ thuộc vào các chaebol đã khiến Hàn Quốc phụ thuộc vào các tập đoàn này đến mức chính phủ phải hỗ trợ cho chúng trong những cuộc khủng hoảng tài chính.
Mặc dù các chaebol thường bao gồm vô số đơn vị kinh doanh có khả năng sản xuất rộng rãi, qui mô tổng thể lớn của chúng có thể gây bất lợi khi cần sự nhanh nhẹn. Hơn nữa, khả năng đổi mới và phát triển của chúng có thể không theo kịp tốc độ và sự khéo léo của các công ty nhỏ hơn từ các quốc gia khác.
Khi các chaebol tăng trưởng chậm hoặc trì trệ, thì chúng sẽ gây ra tác động đáng kể trên các phân khúc lớn của nền kinh tế Hàn Quốc.
(Theo investopedia)