|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bá quyền (Hegemony) là gì? Nội dung về bá quyền

13:56 | 17/10/2019
Chia sẻ
Bá quyền (tiếng Anh: Hegemony) trong quan hệ quốc tế thường được định nghĩa là sự lãnh đạo hay sự thống trị của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia khác, thường là trong một khu vực.
maxresdefault

Hình minh họa. Nguồn: VocabularyHelp

Bá quyền

Khái niệm

Bá quyền trong tiếng Anh là hegemony

Hegemonia (bá quyền), theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp, là "lãnh đạo", được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa các thành bang thời Hy Lạp cổ đại. Bá quyền trong quan hệ quốc tế thường được định nghĩa là sự lãnh đạo hay sự thống trị của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia khác, thường là trong một khu vực. 

Nhưng "nhóm các quốc gia" có những giả định trước về mối quan hệ giữa chúng. Thực tế cho thấy khái niệm "lãnh đạo" mang hàm ý một mức độ nào đó về trật tự xã hội và tổ chức tập thể. Các quốc gia là những cá thể, bao gồm cả quốc gia bá quyền, vốn là quốc gia có sức mạnh áp đảo nhất trong trật tự xã hội đó. 

Do đó, khái niệm bá quyền gắn liền với khái niệm về hệ thống quốc tế. Bá quyền không tồn tại đơn độc, mà là một hiện tượng chính trị đặc biệt tồn tại trong một hệ thống quốc tế nào đó, mà chính hệ thống này là sản phẩm của các hoàn cảnh chính trị và lịch sử cụ thể.

Nội dung về bá quyền

Bá quyền bao gồm sở hữu và quản lí một tập hợp các "tài nguyên" quyền lực đa dạng. Quan trọng hơn, tất cả các quốc gia bá quyền đều có một đặc điểm chung: họ thích "quyền lực cấu trúc", tức khả năng tạo lập các "luật chơi" chung cho các thành viên của hệ thống. 

Quyền lực cấu trúc này cho phép quốc gia bá quyền chiếm vị trí trung tâm và giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống nếu muốn. 

Thực sự, khả năng tác động tới việc hình thành lựa chọn và lợi ích của các quốc gia khác cũng quan trọng không kém khả năng của quốc gia bá quyền trong việc quản lí quyền lực, vì việc sử dụng quyền lực cấu trúc giúp cho quốc gia bá quyền ít phải huy động các nguồn lực của mình một cách trực tiếp và mang tính cưỡng ép đối với các quốc gia khác. 

Đó chính là lí do tại sao chỉ có một số quốc gia, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực phong phú, mới có tiềm năng trở thành quốc gia bá quyền. 

Bá quyền, dù trong bất kì trường hợp nào cũng phải được hậu thuẫn bởi sự vượt trội về quyền lực vật chất. Thêm vào đó nó còn có thể duy trì thông qua một nên văn hóa xuyên quốc gia mang tính bá quyền giúp tạo tính chính đáng cho những qui định và chuẩn tắc của một hệ thống xuyên quốc gia mang tính thứ bậc mà nó lãnh đạo. 

(Theo Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, NXB Chính trị Quốc gia sự thật)