Hàm ích lợi cộng tính là một hàm ích lợi có dạng: U = Ua + Ub + Uc. Trong đó: U là ích lợi; Ua, Ub, Uc lần lượt là ích lợi của các nhóm hàng hóa a, b, c và các nhóm này không thể thay thể cho nhau.
Kinh tế học Mác-xít (tiếng Anh: Marxian Economics) một trường phái tư tưởng kinh tế dựa trên công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học và triết gia thế kỉ 19 Karl Marx, tập trung vào vai trò của lao động trong sự phát triển của một nền kinh tế.
Phần sai số (tiếng Anh: Error Term) là một biến dư được tạo ra bởi một mô hình thống kê hoặc toán học, khi mô hình không thể hiện đầy đủ mối quan hệ thực tế giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc.
Không gian công cộng (tiếng Anh: Public Space) từng được hiểu là nơi mọi người (bất kể tuối tác hay tầng lớp) có thể tiếp cận, tương tác và trao đổi tự do về mọi khía cạnh cuộc sống.
Dữ liệu dọc (tiếng Anh: Longitudinal data), đôi khi được gọi là dữ liệu bảng, là dữ liệu được thu thập thông qua một loạt các quan sát lặp đi lặp lại của cùng một đối tượng trong một khung thời gian kéo dài, và rất hữu ích để đo lường sự thay đổi.
Lao động lành nghề (tiếng Anh: Skilled Labor) là lực lượng lao động có chuyên môn, được đào tạo và có kinh nghiệm để thực hiện các công việc thể chất hoặc tinh thần phức tạp hơn các chức năng công việc thông thường.
Yuppie là một từ lóng chỉ những người trẻ có trình độ chuyên môn và sống ở đô thị. Một Yuppie thường có đặc trưng là trẻ tuổi, giàu có và thành công trong kinh doanh.
Lao động phổ thông (tiếng Anh: Unskilled Labor) là một phân khúc trong lực lượng lao động, những người có kĩ năng hạn chế hoặc tạo ra giá trị kinh tế tối thiểu cho công việc được thực hiện.
Thâm dụng lao động (tiếng Anh: Labor Intensive) dùng để chỉ một quá trình hoặc ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.
Phân tích cân bằng cục bộ (tiếng Anh: Partial equilibrium analysis) là phương pháp phân tích các mối quan hệ trong nội bộ một phân hệ của nền kinh tế, chẳng hạn một thị trường cá biệt.
Trùng khớp nhu cầu (tiếng Anh: Double coincidence of want) hàm ý rằng tập hợp hàng hóa của một bên trao đổi phải đúng là thứ mà bên kia muốn có và ngược lại.
Hàm sản xuất với hệ số cố định (tiếng Anh: Fixed Proportion Production Function) nói rằng, số lượng đầu vào cố định được sử dụng để sản xuất số lượng đầu ra cố định. Tất cả các yếu tố sản xuất là cố định và không thể thay thế cho nhau.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas (tiếng Anh: Cobb-Douglas Production Function) là một hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính, trong đó hàm ý rằng, các yếu tố sản xuất có thể được thay thế bởi một yếu tố khác đến một mức độ nhất định.
Hàm sản xuất (tiếng Anh: Production Function) là hàm số biểu thị mối quan hệ giữa lượng đầu vào của nhân tố và lượng sản phẩm tối đa có thể tạo ra trong quá trình sản xuất.
Qui luật lợi ích cận biên giảm dần (tiếng Anh: Law of Diminishing Marginal Utility) giải thích rằng, khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.
Lí thuyết lợi ích đo được (tiếng Anh: Cardinal Utility Theory) tin rằng lợi ích là có thể đo lường được và người tiêu dùng có thể bày tỏ sự hài lòng của mình dựa trên các thang điểm có thể đo đếm được.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.