|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thâm dụng lao động (Labor Intensive) là gì? Đặc điểm

08:51 | 14/05/2020
Chia sẻ
Thâm dụng lao động (tiếng Anh: Labor Intensive) dùng để chỉ một quá trình hoặc ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.
Thâm dụng lao động (Labor Intensive) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Bookie)

Thâm dụng lao động

Khái niệm

Thâm dụng lao động trong tiếng Anh là Labor Intensive.

Thâm dụng lao động dùng để chỉ một quá trình hoặc ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

Mức độ thâm dụng lao động thường được cân nhắc cùng với lượng vốn yêu cầu để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ: tỉ lệ chi phí lao động yêu cầu càng cao, doanh nghiệp càng thâm dụng lao động.

Đặc điểm của Thâm dụng lao động

Các ngành công nghiệp hoặc qúa trình thâm dụng lao động đòi hỏi nhiều nỗ lực về thể chất để hoàn thành các công việc cần thiết.

Trong các ngành thâm dụng lao động, các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm những cá nhân cần thiết lớn hơn nhiều chi phí vốn liên quan đến tìm kiếm những cá nhân quan trọng và chi phí sản xuất số lượng lớn.

Trong khi nhiều công việc thâm dụng lao động không cần đòi hỏi trình độ kĩ năng hoặc trình độ học vấn cao, thì vẫn có một số ngành đòi hỏi những điều này.

Những tiến bộ trong công nghệ và năng suất của người lao động đã đưa một số ngành công nghiệp ra khỏi tình trạng thâm dụng lao động, nhưng nhiều ngày vẫn còn tình trạng thâm dụng lao động.

Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động bao gồm nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp và khai thác mỏ.

Các nền kinh tế kém phát triển, nói chung, có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn. Tình trạng này khá phổ biến vì thu nhập thấp có nghĩa là nền kinh tế hoặc doanh nghiệp không thể đủ khả năng đầu tư vào nguồn vốn.

Nhưng với thu nhập thấp và lương thấp, một doanh nghiệp có thể vẫn cạnh tranh bằng cách sử dụng nhiều lao động. Hoặc các công ty ít sử dụng lao động hơn và sử dụng thâm dụng vốn nhiều hơn.

Trước cuộc cách mạng công nghiệp, 90% lực lượng lao động thuộc ngành nông nghiệp. Sản xuất thực phẩm cần rất nhiều lao động. Phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế đã làm tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động và tạo điều kiện cho công nhân chuyển dần sang ngành sản xuất và ngành dịch vụ.

Các lưu ý xung quanh Thâm dụng lao động

Một ví dụ điển hình của ngành công nghiệp thâm dụng lao động là ngành nông nghiệp.

Các công việc trong ngành nông nghiệp, là ngành yêu cầu việc trồng các loại thực phẩm phải ở mức thiệt hại tối thiểu đối với cây trồng, đặc biệt là ngành thâm dụng lao động.

Ngành công nghiệp xây dựng cũng được coi là ngành thâm dụng lao động, vì hầu hết các công việc yêu cầu phải dùng tay chân thực hành.

Ngay cả với việc sử dụng các công cụ nhất định, một người phải tham gia vào phần lớn công việc. Nhiều vị trí trong ngành dịch vụ cũng thâm dụng lao động. Những vị trí này bao gồm những người trong ngành khách sạn và ngành chăm sóc.

Chi phí lao động bao gồm tất cả các chi phí cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực thiết yếu hoàn thành công việc. Những chi phí này có thể bao gồm các khoản tiền lương cơ bản, cùng với phúc lợi.

Chi phí lao động được coi là biến thay đổi, trong khi chi phí vốn được coi là biến cố định. Bởi vì chi phí lao động có thể được điều chỉnh trong thời kì suy thoái thị trường thông qua việc sa thải hoặc giảm phúc lợi, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động rất linh hoạt trong việc kiểm soát chi phí của họ.

Nhược điểm của chi phí lao động trong các ngành thâm dụng lao động bao gồm qui mô kinh tế hạn chế, vì một công ty không thể trả lương cho công nhân ít hơn bằng cách thuê thêm công nhân; và công ty dễ nhạy cảm với thị trường lao động.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.