|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dịch chuyển cơ cấu lao động (Labor Restructuring) là gì? Biểu hiện

12:04 | 04/12/2019
Chia sẻ
Dịch chuyển cơ cấu lao động (tiếng Anh: Labor Restructuring) là quá trình biến đổi, chuyển hoá khách quan từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới tiến bộ hơn, phù hợp với quá trình và trình độ phát triển kinh tế xã hội.
anh_2_bai_4_4

Hình minh hoạ (Nguồn: tech12h)

Dịch chuyển cơ cấu lao động 

Khái niệm

Dịch chuyển cơ cấu lao động trong tiếng Anh được gọi là Labor Restructuring.

Dịch chuyển cơ cấu lao động là quá trình biến đổi, chuyển hoá khách quan từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới tiến bộ hơn, phù hợp với quá trình và trình độ phát triển kinh tế xã hội. 

Tức là quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ về lao động theo một mục tiêu nhất định.

Hay nói cách khác, "chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân phối, bố trí lao động theo những qui luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển. 

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lao động

Chuyển dịch cơ cấu lao động được biểu hiện thông qua: 

- Sự dịch chuyển trong cơ cấu cung lao động (là sự dịch chuyển theo hướng thay đổi cơ cấu phân chia theo các chỉ tiêu số lượng và chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường lao động) 

- Sự dịch chuyển trong cơ cấu cầu lao động (là sự dịch chuyển cơ cấu lao động đang làm việc phân chia theo các ngành/ khu vực kinh tế, vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế, dạng việc làm).

Giữa chuyển dịch cơ cấu cung và cơ cấu cầu lao động có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau và kết quả là sự dịch chuyển cơ cấu lao động. 

Một mặt muốn chuyển dịch cơ cấu cầu lao động thì cung lao động (cả về số lượng và chất lượng) phải phát triển đến một trình độ cần thiết phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế (thể hiện vai trò quyết định của cung lao động tới cầu lao động).

Mặt khác, sự chuyển dịch khách quan có tính qui luật của cơ cấu cầu lao động, phản ánh quá trình xã hội và sự phân công lao động ngày càng hợp lí, tiến bộ là một trong những các yếu tố giúp cho nền kinh tế tăng tưởng. 

Các yếu tố tác động tới cơ cầu lao động

- Các yếu tố dân số

Các yếu tố dân số biểu hiện ở các chỉ tiêu mức sinh, mức chết, tình hình di dân và tỉ lệ dân số trong từng nhóm tuổi.

- Các yếu tố kinh tế, văn hoá và xã hội

Tiền lương và thu nhập trên thị trường

Yếu tố xã hội bao gồm sở thích, hành vi, nghề nghiệp hứng thú và hoàn cảnh gia đình

Các chương trình phúc lợi xã hội, các chế độ, chính sách, qui định của nhà nước

Các nguồn lực và lợi thế so sánh

Tình hình kinh tế

- Khoa học công nghệ

- Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

- Sự phát triển kinh tế thị trường

(Tài liệu tham khảo: Theo Viện Lao động Khoa học và Xã hội. Đại học Kinh tế Quốc dân. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2, 3/2006)

Diệu Nhi