Quản trị nhà nước (State administration) là gì? Phân biệt với quản lí nhà nước
Hình minh hoạ (Nguồn: ybox)
Quản trị nhà nước
Khái niệm
Quản trị nhà nước trong tiếng Anh được gọi là State administration.
Quản trị nhà nước là sự thực hiện các quyền lực chính trị để quản lí một quốc gia (Theo World Bank 1989).
Quản trị nhà nước là để quản lí các nguồn tài nguyên kinh tế và xã hội phục vụ cho phát triển một quốc gia (Theo World Bank 1992).
Quản trị nhà nước là thực thi quyền lực chính quyền và trong lĩnh vực chính trị. Quản trị tốt giúp thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, thúc đẩy thịnh vượng kinh tế, ổn định và gắn kết xã hội, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sử dụng các nguồn tài nguyên và tăng niềm tin vào các thiết chế chính phủ và hành chính (Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD).
Quản trị nhà nước là các khía cạnh thực hành quyền lực qua thể chế chính thức hoặc phi chính thức nhằm quản trị mọi nguồn tài nguyên đã giao cho nhà nước (Theo Huther và Shah 1996)
Quản trị nhà nước là các truyền thống và thể chế thực thi quyền lực ở một quốc gia, bao gồm:
(i) chọn người lãnh đạo đất nước như thế nào, giám sát họ ra sao và khi cần thay thế họ ra sao,
(ii) năng lực của chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách có cơ sở và cung cấp dịch vụ công,
(iii) sự tôn trọng của người dân và nhà nước đối với các thể chế điều tiết tương tác kinh tế.
Phân biệt với Quản lí nhà nước
Quản lí nhà nước | Quản trị nhà nước |
- Xác định thẩm quyền của nhà nước, - Phân định thẩm quyền (phân công, phân nhiệm) - Tổ chức thực hiện thẩm quyền - Biện pháp khuyến khích và cưỡng chế Quan tâm chính: - Tổ chức bộ máy - Qui trình - Thẩm quyền của từng cơ quan | - Xác định các nguồn lực và tài nguyên được giao phó cho nhà nước; - Tổ chức quản trị các tài nguyên đó qua các thể chế chính thức/phi chính thức - Đảm bảo quyền tham gia của người dân Quan tâm chính: - Nhận biết quyền lực => quyền lực được trao cho ai, trao như thế nào - Người điều hành quốc gia tổ chức các chính sách sao cho hiệu quả và cung cấp các dịch vụ công - Đảm bảo sự giám sát, tham gia của người dân. |
Quản trị tốt
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP 1997 định nghĩa về quản trị tốt như sau:
- Quản trị quốc gia có sự tham gia của người dân: người dân có tiếng nói trong hoạch định chính sách, có dân chủ đại diện => có tự do ngôn luận và lập hội
- Có chế độ pháp quyền
- Có chính quyền minh bạch: Qui trình, thông tin phải tiệm cận được với người dân, giúp họ giám sát
- Chính quyền quan tâm tới lợi ích xã hội của tất cả các bên hữu quan
- Tạo đồng thuận rộng rãi trong xã hội
- Đối xử công bằng: về cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người dân
- Chính quyền có hiệu lực và hiệu quả: Hiệu lực của các thể chế và qui trình, hiệu quả so với tài nguyên đã đầu tư
- Có trách nhiệm giải trình: Người quyết định chính sách có trách nhiệm giải trình trước công chúng
- Người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược: Tầm nhìn rộng và lâu dài phát triển quản trị quốc gia và nguồn nhân lực trong quốc gia phục vụ cho phát triển
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP 2002:
- Nhân quyền và các quyền tự do cơ bản được bảo đảm, bảo đảm nhân phẩm con người
- Người dân được quyền tham gia trong các quyết sách của chính quyền
- Người dân có thể yêu cầu những người ra chính sách của chính quyền phải chịu trách nhiệm giải trình về quyết định của mình
- Các thể chế điều chỉnh quan hệ xã hội giữa người dân phải rõ ràng, minh bạch, công bằng
- Nam nữ bình quyền
- Không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp
- Nhu cầu của các thế hệ tương lai phải được lưu ý khi cây dựng chính sách hiện tại
- Các chính sách phải đáp ứng nguyện vọng của người dân
(Tài liệu tham khảo: Trường Đại Học Fulbright Việt Nam)