|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lao động trình độ cao (Highly - Qualified Workers) là ai? Đặc điểm

11:31 | 04/12/2019
Chia sẻ
Lao động trình độ cao (tiếng Anh: Highly - Qualified Workers) là một bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn kĩ thuật bậc cao và chuyên môn kĩ thuật bậc trung.
0*z43TuPXCcl_-RizQ

Hình minh hoạ (Nguồn: zef)

Lao động trình độ cao

Khái niệm

Lao động trình độ cao trong tiếng Anh được gọi là Highly - Qualified Workers.

Lao động trình độ cao là một bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn thuật bậc cao và chuyên môn thuật bậc trung.

Thực chất, lao động trình độ cao là những người trực tiếp làm việc tại các vị trí có liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức.

Đặc điểm

Lao động trình độ cao có đặc điểm là thường được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên; có kiến thức và năng để làm các công việc phức tạp; 

Có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất.

Giải pháp nâng cao chất lượng lao động

Nâng cao chất lượng lao động trình độ cao Việt Nam phải trở thành nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển. 

Làm thế nào để có lực lượng lao động trình độ cao đủ về qui mô, hợp về cơ cấu và nâng cao về chất lượng; làm thế nào để họ trở thành "đầu kéo phát triển" và để kết nối đào tạo với sử dụng.

Cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

1. Tạo dựng môi trường và vị thế để lao động trình độ cao hoạt động

- Tạo dựng môi trường nuôi dưỡng, trọng dụng nhân tài;

- Đổi mới căn bản chính sách thu hút - tuyển dụng - sử dụng - đánh giá - đãi ngộ đối với lao động trình độ cao;

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực trọng điểm gắn với chiến lược công nghiệp hoá đất nước;

- Có các chính sách đặc thù thu hút người tài và du học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về phục vụ đất nước.

2. Đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại

- Thay đổi tư duy, chuyển đổi từ khả năng hệ thống sang đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động;

- Xây dựng các tiêu chí chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp hội nhập quốc tế;

- Đổi mới nội dung giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại;

- Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn;

- Xây dựng "Xã hội học tập" theo phương châm "học suốt đời";

- Gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

. Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực sự coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu

- Thay đổi mô hình kinh tế, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu, lấy "vốn con người" và khoa học công nghệ làm nền tảng cho phát triển;

- Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn dựa vào các hướng công nghệ ưu tiên và ứng dụng công nghệ cao;

- Tăng tỉ lệ chi nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, ưu tiên đặc biệt cho công nghệ thông tin và truyền thông; phát triển các vườn ươm công nghệ; đẩy mạnh R&D (Research and Development) và chuyển giao công nghệ.

4. Kết nối cung - cầu lao động trình độ cao và quản trị thị trường lao động

- Hoàn thiện khung pháp và định hướng chiến lược cho thị trường lao động hoạt động;

- Xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn, hướng nghiệp, dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động;

- Tăng cường vai trò phản biện của các hiệp hội trí thức;

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty dịch vụ lao động, đặc biệt là kết nối cung - cầu lao động trình độ cao.

(Tài liệu tham khảo: Viện Khoa học Lao động và Xã hội)

Diệu Nhi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.