Năng suất lao động (Labor Productivity) là gì? Tầm quan trọng của đo lường năng suất lao động
Hình minh họa. Nguồn: www.businesskorea.co.kr
Năng suất lao động
Khái niệm
Năng suất lao động trong tiếng Anh là Labor Productivity hoặc Workforce Productivity.
Năng suất lao động đo lường sản lượng tạo ra hàng giờ của nền kinh tế một đất nước. Cụ thể, nó biểu thị số lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực sự được tạo ra trong một giờ lao động.
Tăng trưởng năng suất lao động phụ thuộc vào ba yếu tố chính: tiết kiệm và đầu tư vào vốn hiện vật, công nghệ mới và vốn nhân lực.
Năng suất lao động được định nghĩa là sản lượng kinh tế thực tế trên mỗi giờ lao động. Tăng trưởng năng suất lao động được đo bằng sự thay đổi sản lượng kinh tế trên mỗi giờ lao động trong một khoảng thời gian xác định.
Đo lường năng suất lao động
Để tính năng suất lao động của một quốc gia, chia tổng sản lượng cho tổng số giờ lao động.
Ví dụ: giả sử GDP thực tế của một nền kinh tế là 10.000 tỉ USD và tổng số giờ lao động trong nước là 300 tỉ giờ. Năng suất lao động sẽ là 10.000 tỉ USD chia cho 300 tỉ giờ, tương đương khoảng 33 USD mỗi giờ lao động.
Nếu GDP thực tế của nền kinh tế đó tăng lên 20.000 tỉ USD vào năm tới và số giờ lao động tăng thành 350 tỉ giờ, tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế sẽ xấp xỉ 72%.
Tăng trưởng năng suất lao động đôi khi có thể được hiểu là mức sống trong nước được cải thiện.
Tầm quan trọng của đo lường năng suất lao động
Năng suất lao động có liên kết trực tiếp với cải thiện mức sống dưới hình thức tiêu dùng cao hơn. Năng suất lao động của một nền kinh tế tăng tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn cho cùng một lượng công việc. Sự gia tăng sản lượng này giúp mọi người có thể tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với giá ngày càng hợp lí.
Tăng trưởng năng suất lao động có liên quan trực tiếp đến sự biến động của vốn hiện vật, công nghệ mới và vốn nhân lực. Năng suất lao động tăng lên thường bắt nguồn từ tăng trưởng ở một trong ba lĩnh vực trên. Đo lường năng suất lao động giúp đưa ra ước tính về tác động kết hợp của các xu hướng của ba lĩnh vực trên.
Năng suất lao động cũng có thể chỉ ra những thay đổi ngắn hạn và thay đổi theo chu kì trong một nền kinh tế.
Nếu sản lượng tăng trong khi số giờ lao động gần như không đổi, thì nó báo hiệu rằng lực lượng lao động đã trở nên năng suất hơn. Ngoài ba yếu tố nêu ở trên, hiện tượng này cũng xuất hiện trong thời kì suy thoái kinh tế, khi người lao động tăng cường nỗ lực lao động để tránh mất việc khi tỉ lệ thất nghiệp tăng và mối đe dọa sa thải xuất hiện.
Chính sách giúp nâng cao năng suất lao động
Đầu tư vào vốn hiện vật: chính phủ và khu vực tư nhân tăng đầu tư vào tư liệu sản xuất, bao gồm cơ sở hạ tầng có thể giúp tăng năng suất và đồng thời giảm chi phí kinh doanh.
Chất lượng giáo dục và đào tạo: Tạo cơ hội cho người lao động nâng cao các kĩ năng của họ, và cung cấp giáo dục và đào tạo với chi phí phải chăng, giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp và năng suất chung của nền kinh tế.
Tiến bộ công nghệ: Phát triển các công nghệ mới, như máy tính hoặc robot và các phương thức cải cách hoạt động kinh doanh có thể nâng cao năng suất của người lao động.
(Theo investopedia)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/