|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đầu tư thâm dụng nợ (Liability driven investment - LDI) là gì? Đặc điểm

11:11 | 13/05/2020
Chia sẻ
Đầu tư thâm dụng nợ (tiếng Anh: Liability driven investment - LDI) dựa trên trách nhiệm pháp lí, còn được gọi là đầu tư dựa trên trách nhiệm pháp lí, chủ yếu đề cập đến việc người đầu tư có đủ tài sản để trang trải tất cả các khoản nợ hiện tại và tương lai hay không.
Đầu tư thâm dụng nợ (Liability driven investment) là ai? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CFA Institute Blogs.

Đầu tư thâm dụng nợ

Khái niệm

Đầu tư thâm dụng nợ trong tiếng Anh là Liability driven investment, viết tắt là LDI.

Đầu tư thâm dụng nợ dựa trên trách nhiệm pháp lí, còn được gọi là đầu tư dựa trên trách nhiệm pháp lí, chủ yếu đề cập đến việc người đầu tư có đủ tài sản để trang trải tất cả các khoản nợ hiện tại và tương lai hay không. 

Loại hình đầu tư này phổ biến khi giao dịch với các chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước, bởi vì các khoản nợ liên quan thường lên tới hàng tỉ USD với các kế hoạch hưu trí lớn.

Đặc điểm của Đầu tư thâm dụng nợ

Nợ phải trả của các chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước, được tích lũy từ lương hưu được đảm bảo cung cấp khi nghỉ hưu, là một loại nợ phải trả hưởng lợi từ các khoản đầu tư thâm dụng nợ. Tuy nhiên, đầu tư thâm dụng nợ là một phương án nhiều khách hàng có thể sử dụng.

Đầu tư thâm dụng nợ đối với khách hàng cá nhân

Đối với một người về hưu, sử dụng chiến lược LDI bắt đầu bằng việc ước tính mức thu nhập mà cá nhân sẽ cần cho mỗi năm trong tương lai. Tất cả thu nhập tiềm năng, bao gồm cả trợ cấp An sinh xã hội, được khấu trừ từ số tiền hàng năm mà người về hưu cần, giúp xác định số tiền mà người về hưu sẽ phải rút từ danh mục hưu trí của mình để đáp ứng thu nhập cần thiết hàng năm.

Việc rút tiền hàng năm sau đó trở thành các khoản nợ mà chiến lược LDI phải tập trung vào. Danh mục đầu tư nghỉ hưu phải đầu tư sao cho có thể cung cấp cho cá nhân dòng tiền cần thiết để đáp ứng rút tiền hàng năm, bao gồm các loại chi tiêu không liên tục, lạm phát và các chi phí phát sinh khác trong suốt cả năm.

Đầu tư thâm dụng nợ đối với các quĩ hưu trí

Đối với quĩ hưu trí hoặc kế hoạch hưu trí sử dụng chiến lược LDI, trọng tâm phải được đặt vào tài sản của quĩ hưu trí. Cụ thể hơn, nên tập trung vào các đảm bảo được thực hiện cho người nghỉ hưu và nhân viên. Những đảm bảo này trở thành các khoản nợ mà chiến lược phải nhắm tới. Chiến lược này đối lập trực tiếp với phương pháp đầu tư tập trung vào khía cạnh tài sản của bảng cân đối quĩ hưu trí.

Trước đây, trái phiếu thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất một phần, nhưng chiến lược LDI có xu hướng tập trung vào việc sử dụng các giao dịch hoán đổi và các công cụ phái sinh khác, ví dụ như lãi suất, theo thời gian và đạt được lợi nhuận phù hợp hoặc vượt quá mức tăng của các khoản nợ kế hoạch lương hưu dự kiến.

Ví dụ về các chiến lược LDI

Nếu một nhà đầu tư cần thêm 10.000 USD thu nhập ngoài những khoản thanh toán An sinh xã hội cung cấp, người ấy có thể thực hiện chiến lược LDI bằng cách mua trái phiếu sẽ cung cấp ít nhất 10.000 USD lãi hàng năm.

Ví dụ thứ hai, hãy xem xét trường hợp của một công ty hưu trí cần tạo ra lợi nhuận 5% cho các tài sản trong danh mục đầu tư của mình. Lựa chọn dễ dàng nhất cho công ty là đầu tư tiền theo quyết định của mình vào một khoản đầu tư vốn cổ phần tạo ra lợi nhuận cần thiết. Một cách khác là nó có thể sử dụng cách tiếp cận LDI để ước tính chia khoản đầu tư của mình thành 2 loại.

Công cụ đầu tiên là một công cụ thu nhập có mức hưởng xác định trước, cho kết quả lợi nhuận phù hợp (như một chiến lược để giảm thiểu rủi ro) và số tiền còn lại được chuyển vào một công cụ vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận từ tài sản. 

Vì mục tiêu của chiến lược LDI là bảo hiểm rủi ro trách nhiệm hiện tại và tương lai, do đó về mặt lí thuyết, lợi nhuận được tạo ra có thể được chuyển vào nhóm thu nhập cố định theo thời gian.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy