|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thị trường hai phía (Two-Sided Market) là gì? Đặc điểm và ví dụ

10:42 | 13/05/2020
Chia sẻ
Thị trường hai phía (tiếng Anh: Two-Sided Market) tồn tại khi cả người mua và người bán gặp nhau để trao đổi một sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra cả giá hỏi mua để mua và giá chào bán để bán.
Thị trường hai phía (Two-Sided Market) là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: ANZSOG)

Thị trường hai phía

Khái niệm

Thị trường hai phía trong tiếng Anh là Two-Sided Market.

Thị trường hai phía tồn tại khi cả người mua và người bán gặp nhau để trao đổi một sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra cả giá hỏi mua để mua và giá chào bán để bán.

Thị trường hai phía có thể xảy ra khi hai nhóm người dùng hoặc đại lí tương tác thông qua trung gian hoặc một nền tảng vì lợi ích của cả hai bên.

Thị trường hai phía còn được gọi là thị trường hai chiều (Two-way market) hoặc hay mạng lưới hai phía (Two-sided network).

Một ví dụ về thị trường hai phía là trong mối quan hệ giữa các nhà tạo lập thị trường (Market maker), những người được yêu cầu đưa ra giá hỏi mua và giá chào bán cho mỗi chứng khoán mà họ tạo ra thị trường đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán.

Điều này có thể tương phản với một thị trường một phía, nơi chỉ tồn tại giá hỏi mua hoặc giá chào bán.

Đặc điểm của Thị trường hai phía

Thị trường hai phía có cả người mua và người bán, có nghĩa là những người tham gia thị trường đều có thể mua và bán.Đôi khi, các nhà tạo lập thị trường được thành lập để cung cấp giá cả ở cả hai phía của thị trường cùng một lúc.

Thị trường hai phía có thể tạo ra giá trị bằng cách đơn giản hóa và tăng tốc các giao dịch, cũng như giảm chi phí của họ cho các bên kết nối.

Khi một mạng lưới hai phía phát triển, các nền tảng thành công có thể mở rộng qui mô. Người dùng, nhìn thấy một thị trường tiềm năng lớn hơn, sau đó sẽ trả giá cao hơn để truy cập vào nền tảng.

Thị trường hai phía có lợi thế hơn so với thị trường một phía truyền thống, thường thấy ở các doanh nghiệp dịch vụ hoặc định hướng sản xuất.

Thị trường hai phía thường được xác định bởi mối quan hệ giữa bên trung gian có với các nhóm hoặc đại lí bên ngoài trên nền tảng giao dịch.

Mối quan hệ này được nhìn thấy đặc biệt trong giá cả. Các nền tảng phải duy trì trạng thái cân bằng giữa cả hai bên thị trường, đôi khi làm cho một bên nhạy cảm hơn về giá và tính giá cao hơn cho bên có lợi nhất từ sự thành công của nền tảng.

Cần lưu ý rằng bất kì thay đổi nào đối với một phía của thị trường sẽ làm thay đổi giá ở phía bên kia.

Ví dụ về Thị trường hai phía

Thị trường hai phía tồn tại trong các ngành công nghiệp khác nhau, phục vụ lợi ích của các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.

Ví dụ, ở Anh, có tờ báo Metro, được phát miễn phí cho người đọc tại các nhà ga, tàu điện ngầm, xe lửa, trạm chờ xe buýt,…Metro có 02 phân khúc khách hàng: người đọc (miễn phí) và nhà quảng cáo (thu phí). Phát miễn phí tại các địa điểm công cộng nên Metro có số lượng đọc giả lớn, và đồng thời họ bán không gian quảng cáo trên báo in của mình cho những nhà quảng cáo có nhu cầu.

Một số công ty thời nay sử dụng mối quan hệ này bao gồm Match.com, Facebook, LinkedIn và eBay. Một số công ty như Amazon.com, sử dụng cả thị trường hai phía và thị trường một phía.

Thị trường hai phía trong giao dịch chứng khoán

Trong thế giới tài chính, "thị trường hai phía" chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh Cơ quan quản lí ngành tài chính (FINRA) ở Mỹ, yêu cầu các nhà tạo lập thị trường đưa ra một giá hỏi mua và giá chào bán cố định cho mỗi chứng khoánmà họ tạo ra thị trường.

Thị trường hai phía cũng có thể được áp dụng trong thị trường trái phiếu. Ví dụ, một số đại lí môi giới kinh doanh tạo ra thị trường hai phía trên các trái phiếu giao dịch tích cực và hiếm khi tạo ra một thị trường hai phía trong trái phiếu giao dịch ít hoạt động. Lí thuyết là điều này giúp tăng cường tính thanh khoản và hiệu quả thị trường.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng