|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cầu hoàn toàn co giãn (Perfectly Elastic Demand) là gì?

16:52 | 12/05/2020
Chia sẻ
Cầu hoàn toàn co giãn (tiếng Anh: Perfectly Elastic Demand) được biểu thị bằng một đường thẳng nằm ngang và cho thấy cầu thị trường của một sản phẩm được gắn liền trực tiếp với giá.
Cầu hoàn toàn co giãn (Perfectly Elastic Demand) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Study Finance)

Cầu hoàn toàn co giãn

Khái niệm

Cầu hoàn toàn co giãn trong tiếng Anh là Perfectly Elastic Demand.

Cầu hoàn toàn co giãn được biểu thị bằng một đường thẳng nằm ngang và cho thấy cầu thị trường của một sản phẩm được gắn liền trực tiếp với giá. Trong thực thế, cầu là vô hạn tại một mức giá cụ thể. 

Trong một thị trường có cầu hoàn toàn co giãn đối với một sản phẩm, thì ngay cả một thay đổi nhỏ về giá cũng gây ra sự thay đổi vô hạn về lượng cầu. 

Khi giá thay đổi, lượng cũng thay đổi đến vô hạn. Giá có thể thay đổi nếu người tiêu dùng tiếp cận với một lượng lớn hàng hóa thay thế có thể đáp ứng được nhu cầu của họ, hoặc nhà cung cấp có một số lượng lớn hàng hóa thay thế mà họ có thể sản xuất. Điều tương tự cũng đúng với các sản phẩm có đường cung hoàn toàn co giãn. 

Ví dụ về cầu hoàn toàn co giãn

Công ty A trồng và bán cam tại thành phố B. Công ty bán cam với giá 1,80 đô la/kg. Tuy nhiên, gần đây, nó phải đối mặt với một số vấn đề về dòng tiền vì phải thay đổi thiết bị và máy móc sản xuất. Vì vậy, quản lí của công ty quyết định tăng giá bán lên 1,92 đô la/kg. Như vậy, cầu về cam có hoàn toàn co giãn ở thành phố B hay không?

Câu trả lời là có. Có nhiều công ty bán cam ở thành phố B và cạnh tranh với mức giá thấp hơn. Nếu một công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty sản xuất cùng hoặc một sản phẩm rất giống nhau, và có thể bán với giá thấp hơn, thì cầu về sản phẩm này là hoàn toàn co giãn. Người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng hóa thay thế mà có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Họ có thể chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác dựa vào sự thay đổi về giá của sản phẩm. 

Từ góc độ của nguồn cung, cho rằng tất cả các công ty đang tìm kiếm lợi nhuận, thì chi phí sản xuất quyết định giá của sản phẩm. Chẳng hạn, nếu như tổng cộng tất cả các chi phí liên quan, như chi phí để mở vườn cam, chi phí giống cây, chi phí phân bón, chi phí lao động,.. là 150 đô la mỗi thùng cam, và mỗi thùng nặng 120 kg, như vậy chi phí cho mỗi kg cam không thể thấp hơn 1,25 đô la. 

Để kiếm được lợi nhuận, công ty cam bán với giá 1,80 đô la/kg. Nếu người tiêu dùng không sẵn lòng trả 1,80 đô la, công ty sẽ bán với giá thấp hơn 1,80 nhưng cao hơn 1,25 để tạo ra lợi nhuận và sẽ tiếp tục cung cấp cam. 

Giống như hầu hết các lí thuyết kinh tế, những thị trường này hiếm khi tồn tại trong thế giới thực.

(Theo Myaccountingcourse)

Ích Y