|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cầu co giãn đơn vị (Unit Elastic Demand) là gì? Ý nghĩa và ví dụ

16:07 | 12/05/2020
Chia sẻ
Cầu co giãn đơn vị (tiếng Anh: Unit Elastic Demand) là lí thuyết kinh tế giả định sự thay đổi trong giá của sản phẩm, gây ra sự thay đổi tỉ lệ tương đương trong lượng cầu.
Cầu co giãn đơn vị (Unit Elastic Demand) là gì? Ý nghĩa và ví dụ - Ảnh 1.

(Hình minh họa: The Balance)

Cầu co giãn đơn vị

Khái niệm

Cầu co giãn đơn vị trong tiếng Anh là Unit Elastic Demand hoặc Unitary Elastic Demand.

Cầu co giãn đơn vị là lí thuyết kinh tế giả định sự thay đổi trong giá của sản phẩm, gây ra sự thay đổi tỉ lệ tương đương trong lượng cầu. Nói cách khác, chênh lệch tính bằng phần trăm của cầu đối với sản phẩm bằng với chênh lệch tính bằng phần trăm của giá. Cũng có thể coi cầu co giãn như một đơn vị trên mỗi đơn vị cơ sở. 

Ý nghĩa của cầu co giãn đơn vị

Cầu co giãn là cách các nhà kinh tế mô tả mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm được bán và giá cả (cùng với các yếu tố khác). 

Nó thường được nhìn thấy trong cách người tiêu dùng phản ứng với sự thay đổi về giá sản phẩm. Nếu giá giảm xuống một chút, người tiêu dùng mua nhiều hơn. Nếu giá của sản phẩm tăng lên một chút, người tiêu dùng sẽ nhừng mua và đợi đến khi giá trở về mức trước hoặc thấp hơn. 

Cầu co giãn đơn vị là một dạng của độ co giãn cầu, trong đó lượng cầu sẽ thay đổi theo cùng một tỉ lệ phần trăm và từ đó giá cũng thay đổi. Điều này xảy ra ở những thị trường mà người tiêu dùng có sẵn các sản phẩm thay thế có thể đáp ứng nhu cầu của họ. 

Điều này cũng áp dụng cho cung co giãn đơn vị ((Unit Elastic Supply) bởi vì khi nhà cung cấp có sản phẩm thay thế ngang bằng để sản xuất hàng hóa, chênh lệch tính bằng phần trăm của giá hàng hóa cũng giống như chênh lệch tính bằng phần trăm so với lượng cung. 

Vì chênh lệch tính bằng phần trăm về giá giống như chênh lệch tính bằng phần trăm trong lượng cầu và lượng cung, nên độ co giãn của cầu đối với mỗi loại là:

Ed = -1 (Ed = độ co giãn của cầu)

Es = 1 (Es = độ co giãn của cung)

Ví dụ về cầu co giãn đơn vị

A là một người trồng táo và bán chúng cho người tiêu dùng với giá 50.000đ/kg. Phản hồi anh A nhận được từ khách hàng là giá quá cao đối với họ và thay vào đó họ đang cân nhắc mua loại trái cây khác. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu A quyết định giảm giá và bán táo với giá 40.000đ/kg?

Giả sử anh ta bán Q = 1 tấn (1000 kg) táo mỗi ngày, ta sẽ làm một phép tính đơn giản như sau. Ở mức giá trước đó là P = 50.000đ/kg, doanh số hàng ngày sẽ là 50 triệu đồng. 

Với mức giá mới là P = 40.000đ/kg (giảm 25% giá), A sử dụng các nguyên tắc cầu co giãn đơn vị và hi vọng số lượng mà anh ta bán sẽ tăng thêm 25%. Như vậy, A sẽ phải bán Q = 1250 kg táo để kiếm được 50 triệu đồng mỗi ngày. 

Khi đó Es = 1 (Es = %ΔQ/%ΔP = 25%/25%). 

Nếu A quyết định tăng giá táo từ 50.000đ/kg lên 55.000đ/kg (tăng 10% giá), nên có thể người tiêu dùng sẽ đổi sang loại trái cây thay thế khác. 

Đối với doanh số của A, lúc này anh ta sẽ bán 900 kg táo mỗi ngày với giá 55.000đ/kg và kiếm được 49,5 triệu đồng, nghĩa là lượng bán sẽ giảm đi 10% (-10%). 

Khi đó, Ed = -1 (Ed = %ΔQ/%ΔP = 10%/ -10%).

Phân tích cầu co giãn đơn vị

Cầu co giãn đơn vị (Unit Elastic Demand) là gì? Ý nghĩa và ví dụ - Ảnh 2.

Cầu co giãn đơn vị nằm ở điểm giữa của đường cầu.

Nửa dưới của đường cong cho thấy cầu không co giãn (PED <1) vì nếu giá tăng, tại bất kì số lượng nào dưới điểm giữa, chi tiêu sẽ tăng mặc dù thực tế là số lượng đang giảm.

Ở nửa trên của biểu đồ, đường cong co giãn. Điều này là do nếu giá tăng tại bất kì điểm nào trên điểm giữa (độ co giãn đơn vị) thì chi tiêu sẽ giảm khi số lượng giảm.

(Theo Studyfinance)

Ích Y

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.