Lao động lành nghề (Skilled Labor) là gì? Đặc điểm, so sánh với lao động phổ thông
Lao động lành nghề
Khái niệm
Lao động lành nghề trong tiếng Anh là Skilled Labor.
Lao động lành nghề là lực lượng lao động có chuyên môn, được đào tạo và có kinh nghiệm để thực hiện các công việc thể chất hoặc tinh thần phức tạp hơn các chức năng công việc thông thường.
Lao động lành nghề thường được đặc trưng bởi trình độ học vấn, trình độ chuyên môn đạt được thông qua đào tạo và kinh nghiệm, và sẽ tương ứng với mức lương cao hơn lao động phổ thông.
Lao động lành nghề là khái niệm trái ngược với khái niệm lao động phổ thông.
Đặc điểm của Lao động lành nghề
Lao động lành nghề ngày càng quan trọng trong một thế giới đầy tính cạnh tranh.
Các nước đang phát triển ở châu Á đang nhanh chóng xây dựng đội ngũ lao động lành nghề. Trong khi đó, Mỹ và các nước Tây Âu, những nước đã thống trị những tiến bộ kinh tế kể từ giữa những năm 1800, đang chú ý nhiều hơn đến việc bảo tồn và tăng trưởng lực lượng lao động có tay nghề của họ.
Corporate America - một thuật ngữ không chính thức dành các công ty lớn có các chương trình đào tạo chính thức bao quát cho cả người lao động mới và người lao động hiện tại, trong khi các công ty vừa và nhỏ cũng có thể có các chương trình đào tạo chính thức như vậy. Hoặc chương trình đào tạo tại chỗ để xây dựng các kĩ năng cũng được áp dụng.
Tương lai của Lao động lành nghề
Với những thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế liên quan đến sự phát triển của các công việc dựa trên tri thức, lao động lành nghề trong tương lai có thể khác với lao động có tay nghề trong quá khứ và hiện tại.
Sự trỗi dậy của máy móc đang gây ra cuộc tranh luận lớn và tạo ra mức độ lo lắng nhất định cho những người lao động lành nghề, và tự hỏi liệu cuối cùng công việc của người lao động lành nghề có bị thay thế bằng robot hay thuật toán máy tính hay không.
Những người chưa tham gia thị trường lao động sẽ thắc mắc những kĩ năng nào sẽ có lợi trong công việc trong thời đại kỉ nguyên mới này.
Sản xuất hàng cao cấp và nhiều dịch vụ chuyên nghiệp đòi hỏi kiến thức chuyên môn như luật pháp, y học và tài chính ở thời điểm này đang bị tấn công bởi sự phát triển của máy móc.
Các kĩ năng về STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học) cần phải được nâng cao là câu trả lời để duy trì tính cạnh tranh trong lực lượng lao động toàn cầu hiện đại.
Lao động lành nghề so với Lao động phổ thông
Lao động phổ thông là khái niệm đối lập của lao động lành nghề.
Lao động phổ thông là một bộ phận của lực lượng lao động gắn liền với những kĩ năng hạn chế hoặc mang lại giá trị kinh tế tối thiểu cho công việc được thực hiện.
Lao động phổ thông thường được đặc trưng bởi trình độ học vấn thấp hơn, chẳng hạn như bằng tốt nghiệp trung học, và thường dẫn đến việc mức lương thấp hơn lao động lành nghề.
Công việc không đòi hỏi trình độ học vấn cụ thể hoặc kinh nghiệm chuyên môn thường có sẵn cho lực lượng lao động không có kĩ năng.
Một thuật ngữ tương tự về bản chất với lao động phổ thông là lao động lành nghề thấp (Low-skilled labor). Mặc dù lao động có tay nghề thấp cũng thể hiện trình độ học vấn thấp hoặc cần phải đào tạo qua thì mới được thuê, nhưng nó có thể hơi khác với lao động phổ thông tùy thuộc vào bối cảnh.
Lao động lành nghề thấp có thể yêu cầu kĩ năng được đào tạo cơ bản cho công việc để hoàn thành thành công. Các vị trí có tay nghề thấp có thể bao gồm những người mới vào nghề ở các vị trí trong môi trường ngành dịch vụ thực phẩm và bán lẻ.
Lao động có tay nghề trung bình (Mid-skilled labor) đòi hỏi những người hoặc vị trí có trình độ kiến thức, kinh nghiệm hoặc đào tạo cơ bản để hoàn thành các nhiệm vụ. Nói chung, các kĩ năng cần thiết không quá chuyên môn nhưng có độ phức tạp cao hơn các vị trí không cần kĩ năng.
Ví dụ về lao động có tay nghề trung bình như tài xế giao hàng, đại diện dịch vụ khách hàng và hay những người mới vào nghề.
(Theo Investopedia)