|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cầu hoàn toàn không co giãn (Perfectly Inelastic Demand) là gì?

18:07 | 12/05/2020
Chia sẻ
Cầu hoàn toàn không co giãn (tiếng Anh: Perfectly Inelastic Demand) là một trạng thái kinh tế mà tại đó, sự tăng hoặc giảm giá của sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến lượng cầu hoặc lượng cung của sản phẩm đó.
Cầu hoàn toàn không co giãn (Perfectly Inelastic Demand) là gì? - Ảnh 1.

Cầu hoàn toàn không co giãn

Khái niệm

Cầu hoàn toàn không co giãn trong tiếng Anh là Perfectly Inelastic Demand.

Cầu hoàn toàn không co giãn là một trạng thái kinh tế mà tại đó, sự tăng hoặc giảm giá của sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến lượng cầu hoặc lượng cung của sản phẩm đó. Độ co giãn của cầu hoặc cung của sản phẩm bằng 0. 

Điều này sẽ hiếm khi xảy ra trong thế giới thực, nhưng nó được sử dụng như một lí thuyết kinh tế có giá trị. 

Sự hoàn toàn co giãn xảy ra trong các sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng không có bất kì hàng hóa thay thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ. Trong cung, nó xảy ra khi không có sản phẩm thay thế để sử dụng trong sản xuất. Nếu thay đổi 1% về giá của sản phẩm, sẽ có ít hơn 1% thay đổi về lượng cung hoặc lượng cầu. 

Giá của một sản phẩm sẽ tăng lên, và người tiêu dùng vẫn sẽ mua cùng một số lượng sản phẩm, điều này cũng sẽ tương tự nếu giá của sản phẩm giảm. Lấy ví dụ với mặt hàng xăng dầu, bạn cần đổ xăng cho xe của mình để có thể đi lại, không quan trọng giá xăng là bao nhiêu, bạn vẫn sẽ đổ đầy bình xăng. 

Một ví dụ khác, giá của insulin thay đổi từ $ 100 lên $ 101, đây là mức tăng 1%, nếu cầu thay đổi từ 1000 đơn vị thành 996 đơn vị (nhỏ hơn 1%), loại thuốc này sẽ được coi là không co giãn. Ngay cả khi giá thay đổi, cũng không có tác động đến lượng insulin mà người tiêu dùng cần. 

Các sản phẩm thiết yếu, như thuốc, thường không co giãn vì chúng cần thiết cho sự sống chết; còn sản phẩm cao cấp như xe hơi hạng sang thì có xu hướng co giãn. 

Sản phẩm hoàn toàn không co giãn

Sản phẩm hoàn toàn không co giãn trong thực tế là rất hiếm. Nếu một sản phẩm hoàn toàn không co giãn, một nhà cung cấp có thể tính bất kì giá nào họ muốn, và khách hàng vẫn sẽ sẵn lòng mua sản phẩm đó. Các sản phẩm hoàn toàn không co giãn giống như không khí hoặc nước, và không ai có thể thực sự hạn chế chúng vào thời điểm này. Các sản phẩm phổ biến nhất có thể được coi là không co giãn, là thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm thuốc lá. 

Một sản phẩm khác, có thể được coi là gần như hoàn toàn không co giãn là xăng. Như đã đề cập ở trên, nếu giá xăng thay đổi, bạn vẫn sẽ cần phải đi chuyển để đến chỗ làm và đổ đầy bình xăng. 

Có một sản phẩm không co giãn có thể xác định cung của sản phẩm. Nếu nhà cung cấp biết rằng giá giảm 10%, thì doanh số bán hàng sẽ tăng 15%, anh ta có thể xem xét và đưa ra quyết định giảm. Nếu nhà cung cấp giảm 10% giá và nhận được mức tăng 3% doanh số, thì anh ta có thể không đưa ra quyết định giảm giá. 

Ví dụ về cầu hoàn toàn không co giãn

Ví dụ 1: Một công ty sản xuất đã hoạt động hết công suất, do đó không thể tăng nguồn cung. Ban quản lí quyết định thuê thêm một số công nhân để hỗ trợ với mức độ sản xuất cao, nhưng, khi công ty hoạt động hết công suất, nó cũng đã cạn kiệt nguồn vốn ngắn hạn. Hơn nữa, công ty cũng cạn kiệt nguyên liệu thô, và việc thiếu vốn ngắn hạn khiến cho việc tăng nguồn cung vào lúc này là không thể. 

Một vấn đề khác mà công ty hiện đang phải đối mặt là những hạn chế về lao động. Mặc dù sản xuất không đòi hỏi lao động có tay nghề cao, ban quản lí cũng phải thuê thêm lao động. Những công nhân này sẽ làm việc 5 giờ mỗi ngày với mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, do các yếu tố sản xuất hạn chế và thiếu vốn ngắn hạn, công ty không thể tăng nguồn cung vào lúc này. Ngay cả khi công ty thuê thêm công nhân, cũng sẽ mất một thời gian cho đến khi công ty có thể đáp ứng được mức sản xuất cao hơn. Nó có thể sẽ cần một nhà máy lớn hơn, nhiều công nhân hơn và nguồn vốn dài hạn hơn. 

Với tình huống trên, cung của công ty sản xuất là hoàn toàn không co giãn. Công ty không thể sản xuất bất kì hàng hóa thay thế nào và sự thay đổi trong giá sẽ không làm ảnh hưởng đến lượng cung. 

Ví dụ 2: Bình chữa cháy là một sản phẩm đặc biệt mà chỉ cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp. Nếu giá của bình chữa cháy tăng từ $ 1.550 lên $ 1.855 và lượng cầu giảm nhẹ từ 300 cái xuống còn 295 cái. Thì độ co giãn cầu của sản phẩm là bao nhiêu?

Đầu tiên, ta tìm giá tăng lên: 1855 - 1550 = 305

Tiếp theo, tìm phần trăm thay đổi của giá: (305 / 1550) * 100 = 19,68%

Sự thay đổi của lượng: 300 - 295 = 5

nên ta có thể tính được phần trăm giảm: (5 / 300) * 100 = 1,67%

Cuối cùng, ta có thể tính được độ co giãn của sản phẩm bằng việc chia phần trăm thay đổi của giá cho phần trăm thay đổi của lượng: 1,67 / 19,68 = 0.085%

Con số 0.085% là không đáng kể, như vậy, sản phẩm này hoàn toàn không co giãn.

(Theo Studyfinance)

Ích Y