|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trùng khớp nhu cầu (Double coincidence of want) là gì?

22:31 | 13/05/2020
Chia sẻ
Trùng khớp nhu cầu (tiếng Anh: Double coincidence of want) hàm ý rằng tập hợp hàng hóa của một bên trao đổi phải đúng là thứ mà bên kia muốn có và ngược lại.
Trùng khớp nhu cầu (Double coincidence of want) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa. (Ảnh: Medium)

Trùng khớp nhu cầu (Double coincidence of want)

Định nghĩa

Trùng khớp nhu cầu trong tiếng Anh là Double coincidence of want.

Trao đổi (Barter) là một hành vi giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ giữa hai hoặc nhiều bên mà không sử dụng tiền (hoặc phương tiện tiền tệ như thẻ tín dụng). Về bản chất, trao đổi hàng hóa là một giao dịch trong đó một bên cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ để đổi lấy một hàng hóa hoặc dịch vụ khác từ một bên khác.

Nếu quá trình trao đổi được thực hiện dưới hình thức hiện vật, thì phải có sự trùng khớp nhu cầu của các bên tham gia trao đổi.

Trùng khớp nhu cầu hàm ý rằng tập hợp hàng hóa của một bên trao đổi phải đúng là thứ mà bên kia muốn có và ngược lại. Khi nền kinh tế trở nên quá phức tạp, yêu cầu này ngày càng khó đáp ứng, thậm chí không thể thực hiện được. Sự ra đời của tiền đã góp phần giải quyết vấn đề nan giải này.

Liên hệ thực tiễn

Nếu hai cá nhân quyết định giá trị 4 quả trứng và một ổ bánh mì là ngang nhau thì quá trình trao đổi này sẽ dựa trên sự trùng hợp nhu cầu và cho phép giao dịch hàng đổi hàng diễn ra hiệu quả.

Trong nền kinh tế trao đổi - barter economy (không có tiền), người ta phải trao đổi hàng hóa. Chẳng hạn như bạn trả công cho tôi bằng trứng và tôi dạy bạn kinh tế.

Rõ ràng, nền kinh tế trao đổi hàng hóa có những hạn chế đáng kể. Nó yêu cầu hai người có hàng hóa mà họ sẵn sàng trao đổi.

Ngay cả khi bạn có trứng để bán, và tôi có những bài học kinh tế để cung cấp, trao đổi có thể không được diễn ra vì tôi không nhất thiết muốn trao đổi bài học kinh tế với trứng. Nói cách khác, trong trường hợp này không có sự trùng hợp nhu cầu.

Tuy nhiên, nếu bạn có một chiếc xe đạp mới và sẵn sàng trao đổi với tôi để nhận lại 10 bài học kinh tế, tôi sẽ rất vui khi thực hiện thỏa thuận này. Tuy nhiên, trong thực tế, hiếm khi có một sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu như vậy. Do đó, nền kinh tế trao đổi trở nên rất hạn chế và giảm phạm vi chuyên môn hóa hàng hóa.

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Economics.help)

Thanh Tùng

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.