Khoảng trống sản xuất (Production Gap) là gì? Sự cần thiết có Khoảng trống sản xuất
Khoảng trống sản xuất
Khái niệm
Khoảng trống sản xuất trong tiếng Anh là Production Gap.
Khoảng trống sản xuất là một thuật ngữ kinh tế thể hiện mức chênh lệch giữa mức sản xuất thực tế với mức sản xuất tiềm năng của một công ty, một ngành công nghiệp hoặc một nền kinh tế.
Khoảng trống sản xuất thường được biểu diễn dưới dạng độ lệch phần trăm giữa mức sản xuất thức tế và mức sản xuất dự kiến.
Qui mô của khoảng trống sản xuất cho thấy một nền kinh tế hoặc một công ty đang hoạt động kém hiệu quả, và các nguồn lực sản xuất đang bị sử dụng dưới mức toàn dụng.
Đặc điểm Khoảng trống sản xuất
Khi mức sản xuất thực tế của một ngành công nghiệp nằm dưới mức công suất đầy đủ, thì có thể kết luận rằng một số nguồn lực sản xuất đang nhàn rỗi và không được sử dụng đúng với tiềm năng của chúng.
Trên góc nhìn kinh tế vĩ mô, khoảng trống sản xuất này có thể cung cấp một tín hiệu về hiệu quả của nền kinh tế, báo hiệu sự chững lại hoặc thậm chí dẫn đến suy thoái kinh tế.
Tại Mỹ, theo Cục Dự trữ Liên bang (Fed), mức công suất hiệu dụng trung bình dài hạn tại quốc gia này là khoảng 79,8%, hay có nghĩa là khoảng trống sản xuất trung bình tại đây là khoảng 20,2%.
Khoảng trống sản xuất có xu hướng gia tăng đáng kể ngay trước và trong thời kì suy thoái, khi suy thoái kết thúc và nền kinh tế phục hồi.
Sự cần thiết có Khoảng trống sản xuất
Mặt khác, một nền kinh tế không khoảng trống sản xuất có thể là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hoạt động quá mức. Khi không có sự trì trệ nào trong hoạt động sản xuất, tình trạng thiếu hụt hàng hóa trung gian có thể xuất hiện.
Giống như trong một nền kinh tế luôn có tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, do các yếu tố ma sát và thể chế thông thường gây ra. Nền kinh tế cũng có thể có một khoảng trống sản xuất thông thường, không phải là dấu hiệu báo hiệu giai đoạn kinh tế khó khăn nào.
Các khoảng trống sản xuất của các ngành công nghiệp có thể kết hợp sử dụng cùng khoảng trống GDP và tỉ lệ thất nghiệp, để phân tích tổng quan nền kinh tế.
Sự khác biệt giữa ba đại lượng này có thể là dấu hiệu cho thấy có một số yếu tố kinh tế đang tạm thời vượt quá giá trị vừa phải.
Ví dụ, một nền kinh tế ghi nhận khoảng trống GDP và khoảng trống sản xuất rất nhỏ hay hầu như không có, nhưng lại có tỉ lệ thất nghiệp cao, cho thấy nền kinh tế này đang trải qua giai đoạn suy thoái tăng trưởng.
Khoảng trống sản xuất ở cấp độ công ty
Trong quản lí kinh doanh, phân tích khoảng trống hiệu suất liên quan đến việc so sánh hiệu suất thực tế với hiệu suất tiềm năng hoặc hiệu suất mong muốn.
Nếu một công ty lãng phí tài nguyên hoặc không có kế hoạch đầu tư hợp lí, công ty rất có thể đang sản xuất dưới mức tiềm năng của nó.
Phân tích khoảng trống hiệu suất xác định hiệu quả hoạt động của công ty, thông qua việc đánh giá, thu thập và lên kế hoạch chiến lược để cải thiện hiệu suất của công ty.
Đồng thời thu hẹp khoảng trống sản xuất giữa mức sản xuất dự kiến so với mức sản xuất thực tế, hay sự khác biệt giữa mục tiêu doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp.
(Theo Investopedia)