Khoảng trống đầu ra (Output Gap) là gì? Khoảng trống đầu ra âm và dương
Khoảng trống đầu ra
Khái niệm
Khoảng trống đầu ra trong tiếng Anh là Output Gap.
Khoảng trống đầu ra là mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế của một nền kinh tế và sản lượng tiềm năng tối đa mà nền kinh tế đó có thể đạt được, biểu diễn bằng tỉ lệ phần trăm của GDP.
Khoảng trống đầu ra của một quốc gia có thể có giá trị âm hoặc dương. -
- Khoảng trống đầu ra âm cho thấy sản lượng kinh tế thực tế thấp hơn khả năng sản xuất tối đa thực sự của nền kinh tế.
- Khoảng trống đầu ra dương cho thấy nền kinh tế vượt trội hơn so với kì vọng, vì sản lượng thực tế của nó cao hơn sản lượng công suất tối đa của nền kinh tế.
Tính toán Khoảng trống đầu ra
Khoảng trống đầu ra là đại lượng so sánh mức GDP thực tế (sản lượng thực tế) và mức GDP tối đa tiềm năng (sản lượng hiệu quả tối đa).
Khoảng trống đầu ra rất khó để tính toán, vì quá trình ước tính mức độ hiệu quả hoạt động tối ưu của một nền kinh tế không hề dễ dàng.
Các nhà kinh tế hiện vẫn chưa thống nhất được một cách tính toán chung, hiệu quả nhất để đo lường mức GDP tiềm năng tối đa, nhưng phần lớn đều đồng ý rằng toàn dụng việc làm là một thành phần chính tạo nên mức GDP tối đa.
Một phương pháp được sử dụng để dự báo giá trị GDP tiềm năng là xác định một đường xu hướng thông qua dữ liệu GDP thực tế trước đó, thường sử dụng bộ dữ liệu kéo dài trong vài thập kỉ để hạn chế các tác động ngắn hạn.
Bằng cách theo dõi đường xu hướng tăng trưởng GDP, người ta sẽ có thể ước tính GDP ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần.
Xác định khoảng trống đầu ra là một phép tính đơn giản để xác định mức chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng tối đa bằng cách sử dụng GDP tiềm năng.
Khoảng trống đầu ra âm và dương
Khoảng trống đầu ra dù có giá trị dương hay âm, vẫn thể hiện các điều kiện bất lợi trong hiệu quả nền kinh tế.
- Khoảng trống đầu ra dương cho thấy nhu cầu hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng cao, là điều kiện có lợi cho nền kinh tế. Nhưng nếu nhu cầu quá cao, doanh nghiệp và lao động sẽ buộc phải làm việc vượt quá mức hiệu quả tối đa của họ để đáp ứng mức độ nhu cầu.
Khoảng trống đầu ra dương thường thúc đẩy lạm phát trong nền kinh tế vì cả chi phí lao động và giá cả hàng hóa đều tăng để đáp ứng với nhu cầu tăng vọt.
- Mặt khác, khoảng trống đầu ra âm cho thấy nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế đang ở mức thấp, dẫn đến các công ty và nhân viên hoạt động dưới mức hiệu quả tối đa của họ.
Khoảng cách sản lượng âm là dấu hiệu của một nền kinh tế trì trệ, tốc độ tăng trưởng GDP giảm, có thể dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế tiềm năng do tiền lương và giá cả hàng hóa giảm mạnh khi nhu cầu chung của nền kinh tế thấp.
(Theo Investopedia)