|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) là gì? Công thức tính

23:12 | 08/09/2019
Chia sẻ
Chỉ số điều chỉnh GDP (tiếng Anh: GDP deflator) đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP.
What-is-GDP-–-Civics-for-Kids-Mocomi_Featured

Hình minh hoạ (Nguồn: mrgpremiere)

Chỉ số điều chỉnh GDP

Khái niệm

Chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giảm phát GDP trong tiếng Anh được gọi là GDP deflator.

Chỉ số điều chỉnh GDP đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP.

Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỉ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế.

Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP ở những năm sau (thời kì sau) phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với năm gốc, nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia tăng của GDP thực tế.

Công thức tính

Do GDP danh nghĩa phải bằng GDP thực tế ở năm cơ sở theo định nghĩa nên chỉ số điều chỉnh GDP ở năm cơ sở luôn bằng 1.

Tuy nhiên, để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường thể hiện giá trị của chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giảm phát ở năm cơ sở là 100 thay vì là 1. Rõ ràng là đọc chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2004 là 196,9 dễ hơn là 1,969 (so với năm cơ sở là 1994).

Do vậy, tỉ số giữa giá trị của GDP danh nghĩa và GDP thực tế được nhân với 100. Chúng ta có công thức tính chỉ số điều chỉnh GDP là:

Screen Shot 2019-09-08 at 10

 

Trong đó:

D(GDP): Chỉ số điều chỉnh GDP

GDPn: GDP danh nghĩa

GDPr: GDP thực tế

Ví dụ về cách xác định giá trị chỉ số điều chỉnh GDP

Bảng mô tả cách xác định chỉ số điều chỉnh GDP

Chỉ tiêu

 

 

Giai đoạn hiện hành

 

 

Năm cơ sở

 

 

Hàng hóa

 

 

Số lượng

 

 

Giá ($)

 

 

Chi tiêu ($)

 

 

Giá ($)

 

 

Chi tiêu ($)

 

 

Cam

 

 

4240

 

 

1,05

 

 

4452

 

 

1

 

 

4240

 

 

Máy tính

 

 

5

 

 

2100

 

 

10500

 

 

2000

 

 

10000

 

 

Bút

 

 

1060

 

 

1

 

 

1060

 

 

1

 

 

1060

 

 

Tổng

 

   

 

16012

 

 

 

15300

 

 

D(GDP) = (16012/15300) × 100 = 104,7

 

 

Chúng ta xác định giá trị GDP danh nghĩa và GDP thực tế trước, sau đó tính được:

D(GDP) = (16.012/15.300) × 100 = 104,7

Chúng ta có thể minh họa những điều đã được đề cập trên bằng một ví dụ đơn giản, đó là nghiên cứu một nền kinh tế tưởng tượng chỉ sản xuất hai hàng hóa cuối cùng là gạo, nước mắm.

Đối với mặt hàng gạo, đơn vị đo lường về lượng được tính bằng kg và giá được tính theo đơn vị nghìn đồng một kg. Về mặt hàng nước mắm đơn vị đo lường về lượng được tính bằng lít và giá được tính theo nghìn đồng một lít.

Chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính toán các chỉ tiêu về GDP danh nghĩa (GDPn), GDP thực tế (GDPr) theo cách tiếp cận chi tiêu, chỉ số điều chỉnh GDP D(GDP) và tỉ lệ tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) như thế nào.

Dựa theo các công thức đã nêu và chọn năm 2002 là năm cơ sở chúng ta tính được các chỉ tiêu trên căn cứ vào số liệu ở bảng dưới đây

Xác định GDP danh nghĩa, GDP thực tế, và chỉ số điều chỉnh GDP

Năm

 

 

Gạo

 

 

Nước mắm

 

 

Tính các chỉ tiêu

 

 

Giá

 

 

Lượng

 

 

Giá

 

 

Lượng

 

 

GDPn

 

 

GDPr

 

 

D(GDP)

 

 

2002

 

 

3

 

 

1000

 

 

7

 

 

180

 

 

4.260

 

 

4.260

 

 

100

 

 

2003

 

 

4

 

 

1200

 

 

7,5

 

 

190

 

 

6.225

 

 

4.930

 

 

126,3

 

 

2004

 

 

5

 

 

1350

 

 

8

 

 

210

 

 

8.430

 

 

5.520

 

 

152,7

 

 

Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng, chúng ta thấy rằng GDP danh nghĩa và GDP thực tế bằng nhau và bằng 4.260 trong năm cơ sở là năm 2002. Vì vậy, chỉ số điều chỉnh GDP bằng 100.

Trong năm 2003, GDP danh nghĩa là 6.225 trong khi GDP thực tế là 4.930, chúng ta có chỉ số điều chỉnh GDP là 126,3. Điều này có nghĩa là mức giá chung của nền kinh tế trong năm 2003 đã tăng lên 26,3% so với năm 2002.

(Tài liệu tham khảo: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

 

Diệu Nhi

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.