|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Toàn dụng lao động (Full employment) là gì? Điều kiện

14:58 | 08/09/2019
Chia sẻ
Toàn dụng lao động (tiếng Anh: Full employment) là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm.
vnf-toan-dung-la-gi

Hình minh hoạ (Nguồn: vietnamfinance)

Toàn dụng lao động

Khái niệm

Toàn dụng lao động trong tiếng Anh được goi là full employment.

Toàn dụng lao động là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động (trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc với mức lương hiện hành trên thị trường lao động) đều có việc làm. 

Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên. Chỉ có những người không chấp nhận làm việc ở mức lương chung của thị trường mới không có việc làm. Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua. 

Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng triết lí thất nghiệp này đáng mong muốn, không thay đổi theo thời gian hoặc không bị ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế. Nó đơn giản là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả trong dài hạn. 

Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm thất nghiệp tạm thờithất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển  Ở trạng thái toàn dụng lao động, nguồn nhân lực trong nền kinh tế được sử dụng đạt hiệu quả tối ưu.

Điều kiện

Toàn dụng lao động xảy ra tại mức sản lượng tiềm năng. 

Sản lượng tiềm năng (Yp - Potentional output) là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un - natural rate of unemployment) và tỉ lệ lạm phát vừa phải mà nền kinh tế có thể chấp nhận được. 

Sản lượng tiềm năng có thể được hiểu khi một nền kinh tế có thể vận dụng tất cả nguồn lực của mình như lực lượng lao động, thiết bị, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực khác được sử dụng đầy đủ; hoặc GDP của nền kinh tế có thể đạt được khi áp dụng đúng nguồn lực của mình. 

Một nền kinh tế sản xuất tại sản lượng tiềm năng có thể được gọi là nền kinh tế có việc làm đầy đủ.

Sản lượng tiềm năng (Yp) chưa phải là mức sản lượng tối đa, đồng thời nó có khuynh hướng tăng lên theo thời gian (do khả năng sản xuất của nền kinh tế luôn có khuynh hướng tăng lên). 

Trong thực tế, sản lượng thực tế (Ya) luôn biến động xoay quanh sản lượng tiềm năng Yp nên tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ lạm phát cũng biến động, tạo ra chu kì kinh doanh.

- Khi Ya = Yp: Nghĩa là khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng.

- Khi Ya < Yp: Nghĩa là khi sản lượng thực tế nhở hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế đang trong trạng thái khiếm dụng. Nghĩa là lúc này Ua > Un (thất nghiệp thực tế lớn hơn thất nghiệp tự nhiên). Phần cao hơn (là thất nghiệp chu kì) có thể được ước tính theo định luật Okun.

(Tài liệu tham khảo: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Diệu Nhi

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.