GDP tiềm năng (Potential GDP) là gì? Ứng dụng trong đầu tư tài chính
Hình minh họa.Nguồn: http://analystnotes.com
GDP tiềm năng (Potential GDP)
Khái niệm
GDP tiềm năng trong tiếng Anh là Potential GDP.
GDP tiềm năng là chỉ số đo lường năng lực sản xuất của nền kinh tế, mức GDP thực tế có thể tạo ra khi toàn dụng nhân công.
Ứng dụng của GDP tiềm năng trong phân tích tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu
GDP tiềm năng liên quan đến sản lượng tối đa mà một nền kinh tế có thể sản xuất bền vững mà không gây ra sự gia tăng tỉ lệ lạm phát. Do đó, một câu hỏi quan trọng đối với các nhà đầu tư cổ phiếu là liệu tăng trưởng thu nhập cũng bị giới hạn bởi tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng hay không.
Để tăng trưởng thu nhập vượt quá tăng trưởng GDP, tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp trên GDP phải có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, tỉ lệ này không thể tăng mãi mãi.
Tại một số thời điểm, sự trì trệ trong thu nhập của người lao động sẽ làm cho người lao động không muốn làm việc và cũng sẽ làm nhu cầu suy yếu và tăng trưởng lợi nhuận không bền vững. Do đó, về dài hạn, tăng trưởng thu nhập thực tế không thể vượt quá tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng.
Ví dụ
Ví dụ 1: Hình dưới minh họa sự ổn định trong dài hạn của tỉ trọng của lợi nhuận sau thuế trong GDP của Mỹ (Nguồn: NIPA).
Nguồn: FRED database, Federal Reserve Bank of St. Louis
Biểu đồ cho thấy kể từ năm 1947, lợi nhuận sau thuế đã dao động trong khoảng 3,1% đến 10,1% GDP và trung bình khoảng 6% GDP.
Ví dụ 2: Để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giá cổ phiếu, ta xét tổng giá trị của thị trường chứng khoán.
Trong đó: P là tổng giá trị, E là tổng thu nhập.
Dưới đây là bảng phân bố lợi suất của S&P 500 giai đoạn 1946–2007
Bảng phân bố lợi suất của S&P 500 giai đoạn 1946–2007. Nguồn: Stewart, Piros, and Heisler (2011)
Trong giai đoạn 1946–2007, lợi suất của chỉ số S&P 500 là 10,82%/năm, trong đó 7,15% đến từ sự tăng giá. Mức tăng giá gần như chính xác bằng tốc độ tăng trưởng 6,95% của GDP danh nghĩa của Mỹ (tăng trưởng GDP thực tế cộng với lạm phát). Những thay đổi trong tỉ lệ thu nhập trên GDP và tỉ lệ giá trên thu nhập chỉ đóng góp 0,20%/năm.
Ứng dụng của GDP tiềm năng vào phân tích các khoản đầu tư có thu nhập cố định
Có nhiều tổ chức ước tính GDP tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của nó. Ví dụ, cả OECD và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đều cung cấp các ước tính đó làm cơ sở cho các dự báo trung hạn và dài hạn về tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, các Ngân hàng Trung ương thường xuyên đưa ra dự báo về GDP tiềm năng. Việc ước tính tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế phù hợp với các nhà đầu tư có thu nhập cố định toàn cầu với những ứng dụng sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng cao hơn sẽ cải thiện chất lượng tín dụng của chứng khoán có thu nhập cố định. Vì hầu hết các chứng khoán đó đều được đảm bảo bởi dòng thu nhập kể cả người cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo.
- Các Ngân hàng Trung ương thường giải thích các quyết định chính sách tiền tệ của họ bằng cách tham khảo mức độ sử dụng nguồn lực và sức khỏe của nền kinh tế.
Nói cách khác, các quyết định chính sách tiền tệ bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch giữa ước tính sản lượng tiềm năng của nền kinh tế và mức độ hoạt động thực tế của nó (gọi là chênh lệch sản lượng) và bởi sự tăng trưởng của GDP thực tế so với tốc độ tăng trưởng bền vững.
Do vậy, các nhà đầu tư có thu nhập cố định cần theo dõi chặt chẽ khoảng cách sản lượng và tốc độ tăng trưởng của GDP thực tế và tiềm năng để đánh giá khả năng thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương.
- Các cơ quan xếp hạng tín dụng sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng làm đầu vào trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của nợ công. Tất cả các yếu tố khác được giữ nguyên, tăng trưởng GDP tiềm năng ước tính chậm hơn làm tăng rủi ro của các trái phiếu này.
- Thâm hụt ngân sách chính phủ thường tăng trong thời kì suy thoái và giảm trong thời gian phát triển. Khi xem xét chính sách tài khóa, cân bằng ngân sách sẽ tồn tại nếu nền kinh tế đang hoạt động ở mức GDP tiềm năng.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Economics for Investment Decision Makers, CFA Institute)