|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khoảng trống phúc lợi (Poverty Gap) là gì? Đặc điểm Khoảng trống phúc lợi

20:40 | 18/04/2020
Chia sẻ
Khoảng trống phúc lợi (tiếng Anh: Poverty Gap) là mức tỉ lệ đại diện cho sự thiếu hụt trung bình tổng dân số một quốc gia ở trên ngưỡng nghèo, hay phản ánh mức độ nghèo đói trong một quốc gia.
Khoảng trống phúc lợi (Poverty Gap) là gì? Đặc điểm Khoảng trống phúc lợi  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Khoảng trống phúc lợi

Khái niệm

Khoảng trống phúc lợi trong tiếng Anh là Poverty Gap.

Khoảng trống phúc lợi là mức tỉ lệ đại diện cho mức thiếu hụt trung bình trong tổng dân số một quốc gia ở trên ngưỡng nghèo, hay phản ánh mức độ nghèo đói trong một quốc gia.   

Ngưỡng nghèo là mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo các nhu cầu cơ bản cho sự sống còn của một người.   

Đặc điểm Khoảng trống phúc lợi 

Chỉ số khoảng trống phúc lợi được giới thiệu bởi Nhóm Nghiên cứu Phát triển Ngân hàng Thế giới. Khoảng trống phúc lợi đo lường mức độ nghèo đói bằng cách đánh giá mức thu nhập bình quân trên hộ gia đình và tiêu dùng hộ gia đình.     

Ngân hàng Thế giới nhận định rằng việc đo lường mức sống của tất cả mọi người cần phải dưới cùng một tiêu chuẩn. Do đó, tổ chức này thương xác định các ngưỡng nghèo quốc tế định kì, bằng cách tính toán các chi phí sinh hoạt cho thực phẩm cơ bản, quần áo và nơi trú ẩn của người dân trên khắp thế giới.     

Trong năm 2015, ngưỡng nghèo thế giới tăng từ mức 1,25 USD lên 1,90 USD/ ngày. Tuy nhiên, việc thiết lập một ngưỡng nghèo chung cho toàn thế giới rất phức tạp, vì các quốc gia với đặc điểm khác nhau cũng có ngưỡng nghèo khác nhau.  

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2013, khoảng 160 tỉ USD mỗi năm được cho là mức cần thiết để thu hẹp khoảng trống phúc lợi toàn cầu.   

Dữ liệu về khoảng trống phúc lợi của Ngân hàng Thế giới chỉ có sẵn cho 115 quốc gia trên toàn thế giới, và được cập nhật 6 tháng một lần vào tháng 4 và tháng 9.   

Ví dụ về Khoảng trống phúc lợi

Tại Mỹ, có thể quan sát sự khác biệt trong ngưỡng nghèo ở nhiều khu vực, ngưỡng nghèo thay đổi tùy theo tiểu bang và số người trong cùng một hộ gia đình

Tính đến năm 2018, ngưỡng nghèo trung bình của một hộ gia đình 4 người tại Mỹ ở mức 25.100 USD.   

Có nghĩa là một cặp vợ chồng có hai con, với mức thu nhập hộ gia đình hàng năm là 20.000 USD được xem là đang sống dưới ngưỡng nghèo ở Mỹ. 

Khoảng trống phúc lợi trong ví dụ này là 25.100 USD - 20.000 USD = 5.100 USD.        

Chỉ số khoảng trống phúc lợi 

Phương pháp thống kê khoảng trống phúc lợi có giá trị nhất đối với các nhà kinh tế và quan chức chính phủ khi tính toán chỉ số khoảng trống phúc lợi. 

Chỉ số khoảng trống phúc lợi cũng được Ngân hàng Thế giới báo cáo định kì, bằng mức dân số trung bình nằm dưới ngưỡng nghèo, chia cho giá trị ngưỡng nghèo.   

Chỉ số khoảng trống phúc lợi có giá trị càng cao thì quốc gia, khu vực đó có tình hình nghèo đói càng nghiêm trọng.   

Nhân chỉ số khoảng trống phúc lợi của một quốc gia với ngưỡng nghèo và tổng dân số trong cả nước, sẽ thu được tổng số tiền cần thiết để đưa người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói hay vượt lên trên ngưỡng nghèo.   

Giả sử một quốc gia có 10 triệu dân, ngưỡng nghèo là 500 USD/ năm và chỉ số khoảng trống phúc lợi là 5%. Trong trường hợp như vậy, mức tăng thu nhập trung bình 25 USD/ người dân/ năm, sẽ loại bỏ tình trạng nghèo đói ở quốc gia này.  

Tổng số tiền cần thiết để xóa nghèo là 250 triệu USD = 25 USD * 10 triệu người.      

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.