|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế học phúc lợi (Welfare Economics) là gì?

16:28 | 30/09/2019
Chia sẻ
Kinh tế học phúc lợi (tiếng Anh: Welfare Economics) là một lĩnh vực nghiên cứu của kinh tế học, trong đó nghiên cứu những vấn đề tiêu chuẩn, cách thức hoạt động kinh tế để làm cho phúc lợi kinh tế đạt được giá trị tối đa.
Kinh tế học hạnh phúc (3)

Kinh tế học phúc lợi (Welfare Economics)

Khái niệm

Kinh tế học phúc lợi trong tiếng Anh là Welfare Economics.

Kinh tế học phúc lợi là một nhánh của lí thuyết kinh tế quan tâm đến sự mong muốn của xã hội đối với các trạng thái kinh tế khác nhau. Lí thuyết về kinh tế học phúc lợi được sử dụng để phân biệt các trường hợp trong đó thị trường được coi là hoạt động có hiệu quả với các trường hợp mà thị trường thất bại, không thể đưa ra được kết quả mong muốn.

Hiệu quả kinh tế, các nhà kinh tế dùng khái niệm hiệu quả Pareto: một phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kì ai.

Định lí cơ bản của kinh tế học phúc lợi

Định lí phát biểu rằng: chừng nào nền kinh tế còn cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sản xuất và tiêu dùng còn chấp nhận giá, thì chừng đó, trong những điều kiện nhất định, nền kinh tế sẽ tất yếu chuyển tới một cách phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto.

Hạn chế của định lí cơ bản của kinh tế học phúc lợi

- Thứ nhất, định lí cơ bản của kinh tế học phúc lợi chỉ đúng trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Như ta đã thấy, nền kinh tế trong thực tế không phải lúc nào cũng đảm bảo được điều kiện này. Vì thế, khi sự không hoàn hảo của thị trường xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả Pareto không được đảm bảo. Do đó, cần có chính phủ can thiệp.

- Thứ hai, định lí được nghiên cứu trong bối cảnh một nền kinh tế đóng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế tham gia vào thương mại quốc tế, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thì tính hiệu quả kinh tế không chỉ được xem xét là tĩnh, mà phải được đặt trong một mối quan hệ động với các bạn hàng thương mại quốc tế. Do đó, chính phủ còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đại diện cho quyền lợi quốc gia trong đàm phán quốc tế.

• Chính phủ can thiệp để khắc phục những thất bại thị trường, nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực.

• Chính phủ can thiệp để phân phối lại thu nhập và nguồn lực, nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

• Chính phủ can thiệp để ổn định hóa kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân.

• Chính phủ đại diện cho quyền lợi quốc gia trên trường quốc tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Công cộng, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Đỗ Đức Nhượng

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.