|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income) là gì? Giới hạn và cách sử dụng

22:45 | 15/04/2020
Chia sẻ
Thu nhập bình quân đầu người (tiếng Anh: Per Capita Income) Thu nhập bình quân đầu người là thước đo số tiền thu nhập kiếm được, trên mỗi người dân trong một quốc gia hoặc khu vực địa lí.
Thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income) là gì? Giới hạn và cách sử dụng - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Thu nhập bình quân đầu người

Khái niệm

Thu nhập bình quân đầu người trong tiếng Anh là Per Capita Income.

Thu nhập bình quân đầu người được sử dụng để xác định thu nhập bình quân đầu người cho một khu vực, đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân.  

Thu nhập bình quân đầu người cho một quốc gia được tính bằng cách chia thu nhập quốc dân của quốc gia đó cho dân số.   

Đặc điểm Thu nhập bình quân đầu người 

Thu nhập bình quân đầu người tính toán từng người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, ngay cả trẻ sơ sinh là một thành viên của dân số một quốc gia.   

Điều này trái ngược với các phép đo phổ biến khác về sự thịnh vượng hay giàu có của một khu vực pháp lí hay một quốc gia, chẳng hạn như thu nhập hộ gia đình. Thu nhập hộ gia đình tính tất cả những người lướn hơn 15 tuổi, sống dưới một mái nhà như một hộ gia đình. 

Còn thu nhập gia đình, ngững người được tính là các thành viên trong một gia đình có mối quan hệ máu mủ, kết hôn hoặc nhận con nuôi sống dưới cùng một mái nhà. Mỗi thông số thống kê đều có lợi thế riêng của nó. 

Thu nhập bình quân đầu người rất hữu ích khi phân tích một số lượng lớn đối tượng.   

Thu nhập hộ gia đình trung bình rất hữu ích khi xác định thu nhập của các gia đình ở một quốc gia. Đặc biệt, là để xác định có bao nhiêu gia đình đang trong tình trạng nghèo đói.     

Sử dụng Thu nhập bình quân đầu người     

Mục đích sử dụng thu nhập bình quân đầu người phổ biến nhất là xác định sự giàu có, thịnh vượng của một khu vực, quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người cũng hữu ích trong việc đánh giá khả năng chi trả của một khu vực.     

Ví dụ, thu nhập bình quân đầu người có thể sử dụng cùng với dữ liệu về giá bất động sản để giúp xác định xem giá nhà trung bình có nằm ngoài tầm với của các gia đình có thu nhập trung bình hay không. 

Các khu vực thành phố đắt đỏ, đông dân cư như Manhattan và San Francisco luôn duy trì tỉ lệ giá nhà trung bình rất cao so với thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ.   

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng thu nhập bình quân đầu người khi xem xét mở cửa hàng bản lẻ, hay chi nhánh tại một thị trấn hoặc khu vực cụ thể.   

Nếu dân số của một thị trấn có thu nhập bình quân đầu người cao, công ty có thể khả năng tạo ra nhiều doanh thu, vì người dân sẽ có nhiều tiền để chi tiêu hơn so với một thị trấn có thu nhập bình quân đầu người thấp.   

Giới hạn của Thu nhập bình quân đầu người 

Mặc dù thu nhập bình quân đầu người là một số liệu phổ biến, nhưng nó có một số hạn chế nhất định.   

 - Tiêu chuẩn sống (mức sống): thu nhập bình quân đầu người sử dụng tổng thu nhập của dân số và chia cho tổng số người, nên nó không phải lúc nào cũng cung cấp một đại diện chính xác về mức sống.   

Nói cách khác, dữ liệu có thể bị sai lệch do không tính đến sự bất bình đẳng thu nhập.   Thu nhập bình quân đầu người không cho một bức tranh chân thực về điều kiện sống của tất cả những người ở một khu vực.     

 - Lạm phát: thu nhập bình quân đầu người không phản ánh lạm phát trong một nền kinh tế.  

Lạm phát làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng, và hạn chế mọi sự gia tăng thu nhập. Vì không tính lạm phát, thu nhập bình quân đầu người có thể đánh giá quá cao thu nhập của một dân số.  

 - So sánh giữa các quốc gia: chi phí sinh hoạt ở mỗi quốc gia đều khác nhau nên việc so sánh các quốc gia bằng thu nhập bình quân đầu người là không chính xác, vì tỉ giá hối đoái không được đưa vào tính toán.   

 - Tiết kiệm và giàu có: thu nhập bình quân đầu người không gồm có khoản tiền tiết kiệm hoặc của cải cá nhân.   

Ví dụ, một người dù có thu nhập hàng năm thấp vì đã nghỉ hưu, nhưng khoản tiền tiết kiệm vẫn đủ để ông duy trì một mức sống cao.   

 - Trẻ em: dù thu nhập bình quân đầu người có tính trẻ em vào tổng dân số, trẻ em lại không có bất kì thu nhập nào.   

Các quốc gia có nhiều trẻ em sẽ có kết quả sai lệch vì họ phải chia thu nhập cho nhiều người hơn so với các quốc gia có ít trẻ em hơn.  

 - Phúc lợi kinh tế: phúc lợi người dân không nhất thiết luôn được ghi nhận với thu nhập bình quân đầu người. 

Ví dụ, chất lượng điều kiện làm việc, số giờ làm việc, trình độ học vấn và lợi ích sức khỏe không được gồm có trong tính toán thu nhập bình quân đầu người. Do đó, phúc lợi chung của cộng đồng có thể không được phản ánh chính xác.   

Điều quan trọng là thu nhập bình quân đầu người chỉ là một số liệu riêng lẻ, nên được sử dụng cùng với các phép đo thu nhập khác như thu nhập trung bình, thu nhập theo vùng và tỉ lệ hộ nghèo.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo