|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Khoảng trống lạm phát (Inflationary Gap) là gì? Kiểm soát khoảng trống lạm phát

09:49 | 26/12/2019
Chia sẻ
Khoảng trống lạm phát (tiếng Anh: Inflationary Gap) là một khái niệm kinh tế vĩ mô chỉ mức chênh lệch giữa GDP hiện tại và GDP dự kiến nếu nền kinh tế có toàn dụng lao động.
Khoảng trống lạm phát (Inflationary Gap) là gì? Kiểm soát Khoảng trống lạm phát  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Opinionfront.com

Khoảng trống lạm phát

Khái niệm

Khoảng trống lạm phát hay còn gọi là lỗ hổng lạm phát, chênh lệch lạm phát trong tiếng Anh là Inflationary Gap.

Khoảng trống lạm phát là một khái niệm kinh tế vĩ mô chỉ mức chênh lệch giữa GDP hiện tại và GDP dự kiến nếu nền kinh tế toàn dụng lao động (tình trạng công ăn việc làm đầy đủ). Điều này còn được gọi là GDP tiềm năng. 

Để có khoảng trống lạm phát, GDP thực tế phải cao hơn các số liệu khác. Khoảng trống lạm phát cho biết nền kinh tế đang trong giai đoạn mở rộng của chu kì kinh tế. 

Đặc điểm khoảng trống lạm phát 

Khoảng trống lạm phát xuất hiện khi cầu hàng hóa dịch vụ vượt quá cung do các yếu tố như tỉ lệ có việc làm cao hơn, hoạt động thương mại tăng hoặc chi tiêu của chính phủ tăng. Cuối cùng dẫn đến GDP thực tế vượt quá GDP tiềm năng, tạo ra khoảng trống lạm phát. 

Khoảng trống lạm phát chỉ sự gia tăng đáng kể trong GDP thực tế khiến một nền kinh tế tăng tiêu dùng và cuối cùng là tăng giá cả trong dài hạn.     

Khi lượng tiền có sẵn trong nền kinh tế tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên nhưng sản xuất vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng lên quá cao, giá cả sẽ tăng để khôi phục lại trạng thái cân bằng của thị trường thị trường. 

Khi GDP tiềm năng cao hơn GDP thực tế, mức chênh lệch giữa hai chỉ số này được gọi là khoảng trống giảm phát.   

Một khoảng trống đầu ra khác của nền kinh tế là khoảng trống suy thoái, mô tả một nền kinh tế hoạt động dưới mức cân bằng toàn dụng lao động.     

Kiểm soát Khoảng trống lạm phát 

Chính phủ sử dụng các chính sách tài khóa để giúp thu hẹp khoảng trống lạm phát.

Thường các chính sách tài khóa này liên quan đến việc làm giảm số lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, ví dụ như giảm chi tiêu chính phủ, tăng thuế, phát hành trái phiếu và các chứng khoán khác, tăng lãi suất và giảm các khoản thanh toán chuyển nhượng.   

Những điều chỉnh tài khóa có thể giúp khôi phục một phần hoặc toàn bộ trạng thái cân bằng của nền kinh tế. 

Các điều chỉnh kiểm soát lượng tiền có sẵn của người tiêu dùng bằng cách thay đổi tổng cầu về hàng hóa dịch vụ. Đồng thời khi lượng tiền trong một nền kinh tế giảm, nhu cầu chung về hàng hóa và dịch vụ cũng giảm.    

Ví dụ, nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đổi phó với lạm phát, chi phí vay trở cao hơn làm giảm lượng tiền có sẵn dẫn đến cầu hàng hóa dịch vụ giảm. 

Khi đạt đến trạng thái cân bằng, ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh lãi suất lại sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.