|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chính sách tài khóa chủ động (Active fiscal policy) là gì?

09:16 | 09/09/2019
Chia sẻ
Chính sách tài khóa chủ động (tiếng Anh: Active fiscal policy) là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng.
shutterstock_289349531

Hình minh hoạ (Nguồn: eesc)

Chính sách tài khóa chủ động

Khái niệm

Chính sách tài khóa chủ động trong tiếng Anh được gọi là Active fiscal policy.

Chính sách tài khóa chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng.

Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Nói cách khác: chính sách tài khóa là các quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế khóa. 

Chức năng

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tài khóa là một trong nhưng chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng mà Chính phủ các nước thường sử dụng để điều hành vĩ mô nền kinh tế. 

Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. 

Mục tiêu của chính sách tài khóa là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Đặc điểm

Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ để can thiệp vào nền kinh tế. Các công cụ đó là thuế và chi tiêu.

Mặc dù các công cụ tự ổn định luôn họat động, các Chính phủ có thể và thực sự thực hiện những chính sách tài khóa tích cực hay chủ động làm thay đổi mức chi tiêu hay thuế suất để ổn định mức tổng cầu sao cho gần với mức sản lượng toàn dụng nhân công. 

Khi các thành phần khác của tổng cầu được cho là ở mức thấp một cách không bình thường, Chính phủ kích thích nhu cầu bằng cách giảm thuế, tăng chi tiêu hay làm cả hai. 

Ngược lại, khi các cấu phần khác của tổng cầu được cho là ở mức cao một cách không bình thường, Chính phủ sẽ tăng thuế hay giảm chi tiêu. Chính sách tài khóa chủ động tác động khá nhanh.

Các công cụ của chính sách 

- Thu của ngân sách bao gồm

Thu từ các khoản Thuế: Ở nhiều nước, thuế thường chiếm từ 80% - 90% ngân sách của mỗi quốc gia, nước ta chiếm 82%.

Thu từ các khoản phí, lệ phí 

Thu từ việc phát hành xổ số kiến thiết, phát hành công trái,…

Thu từ việc phát hành tiền

Thu từ các khoản vay nợ nước ngoài, nhận viện trợ từ nước ngoài

- Các khoản chi từ ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quĩ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Chính phủ. 

Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:

+  Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội

 + Chi bảo đảm xã hội, bao gồm

(Tài liệu tham khảo: Tổng cầu và chính sách tài khoá, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệu Nhi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.