Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải quan, Việt Nam xuất siêu 1,7 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm 2019. Con số này thấp hơn 100 triệu USD so với số liệu của Tổng Cục Thống kê đưa ra hồi cuối tháng 7.
Qui định Qui tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (ACFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 12/9 tới đây.
Chuyên gia kinh tế tại Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ cho rằng rõ ràng việc Chính phủ Mỹ áp thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn.
Theo Bộ trưởng Reynolds, Australia hiện sở hữu khoảng 40% trữ lượng những kim loại quan trọng như lithium, cobalt, nickel, than chì... của toàn thế giới. Bà Reynolds cho biết Australia đã bắt đầu thảo luận với Anh và Mỹ về việc trở thành nguồn cung đất hiếm cho những nước này.
Sáu tháng đầu năm 2019, sau khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực được gần nửa năm, ngành dệt may Việt Nam vẫn nhập tới 6,7 tỉ đô la Mỹ nguyên liệu, chủ yếu từ thị trường ngoài khối.
Các nhà xuất khẩu sợi của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ bị giảm giá bán mà còn chịu thêm thiệt hại vì đồng nhân dân tệ mất giá do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Các nhà máy thép qui mô nhỏ ở Trung Quốc đang tận dụng việc các biện pháp bảo vệ môi trường được nới lỏng để đẩy mạnh sản xuất trước các đối thủ lớn hơn, gây nguy hiểm cho các mục tiêu chống khói bụi và thách thức củng cố ngành công nghiệp.
Nếu hơn 10 năm trước, nhiều người được chứng kiến khí thế hừng hực trồng cao su dọc dải miền Trung và Tây Nguyên thì nay, loại cây công nghiệp này đang rơi vào cảnh hắt hiu.
Suất đầu tư cao, nhà đầu tư không mặn mà, không ít địa phương e ngại ô nhiễm môi trường… là những lý do khiến ngành dệt may Việt Nam luôn trong tình trạng… thiếu vải để phục vụ xuất khẩu.
Một trong những vấn đề làm giảm hiệu quả của việc ứng phó với các vụ kiện của nước ngoài là sự thiếu hợp tác của một số doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến việc toàn bộ doanh nghiệp khác của Việt Nam bị áp mức thuế cao.
Theo Bộ Công Thương, một số mặt hàng có nguy cơ cao về gian lận xuất xứ hàng hóa như pin mặt trời, lốp ô tô, hạt dẻ cười, tôm, nhôm, thép, gỗ ván ép, gạch men, xe đạp điện,...
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, trong 7 tháng đầu năm 2019, tần suất các vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cao, trung bình 1 vụ/1 tháng.