|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ Công thương chính thức ban hành qui định Qui tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA

15:37 | 14/08/2019
Chia sẻ
Qui định Qui tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (ACFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 12/9 tới đây.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết ngày 30/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa kí ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BCT qui định qui tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc (ACFTA).

Theo đó, Thông tư gồm 34 Điều và 4 Phụ lục. Đặc biệt có một số điểm mới về Qui tắc xuất xứ hàng hóa so với trước đây.

Cụ thể, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ. Ngoài ra, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên cũng được coi là có xuất xứ.

Còn trường hợp được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một nước thành viên, có xuất xứ không thuần túy nhưng nếu hàng hóa đó có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trị giá FOB và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên vẫn được xem là có xuất xứ.

Ngoài tiêu chí RVC, qui tắc chung áp dụng thêm tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH), qui định về De Minimis và nguyên liệu giống nhau, có thể thay thế được cho nhau.

Đối với qui trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay về việc nhận được đề nghị kiểm tra và có ý kiến trả lời không muộn hơn 90 ngày sau ngày nhận được đề nghị kiểm tra.

Trường hợp không trả lời được trong thời hạn này, cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu có thể đề nghị bằng văn bản về việc gia hạn thêm 90 ngày nữa với điều kiện việc đề nghị gia hạn được thực hiện trong thời hạn 90 ngày đầu tiên.

Ngoài qui tắc xuất xứ chung, qui tắc cụ thể mặt hàng (PSR) được xây dựng trên Phiên bản HS năm 2017, bổ sung tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với nhiều dòng hàng.

Theo đó, Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2019.

Trước đó, ngày 21/11/2015, Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã kí Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc tại Malaysia (ACFTA).

Sau khi kí Nghị định thư sửa đổi ACFTA, các Nước thành viên tiếp tục đàm phán Qui tắc cụ thể mặt hàng và tiến hành chuyển đổi PSR sang Phiên bản HS 2017.

Như Huỳnh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.