Giá thép xây dựng hôm nay (10/8): Giá quặng sắt ghi nhận mức giảm tuần lớn nhất 16 tháng
Giá thép xây dựng hôm nay
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 56 nhân dân tệ xuống 3.562 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h (giờ Việt Nam).
Giá thép thanh xây dựng trên sàn Thượng Hải giảm 2,7% xuống 3.613 nhân dân tệ/tấn, theo Hellenic Shipping News.
Giá thép cán nóng giảm 1,9% xuống 3.602 nhân dân tệ/tấn.
Hợp đồng quặng sắt giao sau của Trung Quốc ghi nhận mức giảm tuần lớn nhất trong hơn 16 tháng vào ngày 9/8, giảm phiên thứ 7 liên tiếp trong bối cảnh nguồn cung ổn định từ các công ty khai thác lớn.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giao tháng 1/2020, giảm 5,4% xuống còn 630 nhân dân tệ/tấn (tương đương 89,11 USD/tấn) và chốt phiên giao dịch giảm 3,8% xuống 639 nhân dân tệ/tấn.
Ghi nhận mức lỗ hàng tuần trong tuần này là 12%, tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 23/3/2018.
Chuyên gia phân tích Zhuo Guiqiu thuộc Jinrui Futures cho biết: "Giá quặng sắt ổn định sau khi giảm mạnh trong ngày thứ Tư (7/8), ước tính chi phí sản xuất trung bình đối với các mỏ khai thác nội địa là 580 - 600 nhân dân tệ/tấn".
Khối lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 tăng 21% lên 91,02 triệu tấn so với tháng 6, mức cao nhất kể từ tháng 1/2019, được thúc đẩy bởi xuất khẩu từ Australia và Brazil tăng.
Khối lượng thép dự trữ ở Trung Quốc ở mức 12,99 triệu tấn tính đến ngày 8/8, tăng 1,16 triệu tấn so với một tháng trước, theo dữ liệu của Mysteel.
Tình trạng dư cung thép thanh trở nên tồi tệ kể từ giữa tháng 6, giá phải giảm xuống hơn nữa hoặc các nhà máy cần phải giảm sản lượng trong bối cảnh việc các biện pháp bảo vệ môi ngày càng nới lỏng.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% giao cho Trung Quốc ở mức 94,5 USD/tấn vào thứ Năm (8/8), dựa theo dữ liệu của SteelHome.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác diễn biến trái chiều với giá than mỡ trên Sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 1.411 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc giảm 3,9% xuống 1.944 nhân dân tệ/tấn.
Sản xuất của Trung Quốc lần đầu tiên giảm sau 3 năm vào tháng 7 trong bối cảnh nhu cầu trong và ngoài nước chậm lại, gây lo ngại về giảm phát và áp lực lên Bắc Kinh để đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn.
Công suất sử dụng tại các nhà máy thép Trung Quốc đạt 69,48% trong tuần này, tăng so với 67,27% trong tuần trước đó.