|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ấn Độ kết luận ống thép không gỉ của Việt Nam và Trung Quốc trợ cấp giá

16:44 | 08/08/2019
Chia sẻ
Ấn Độ xác định sản phẩm ống thép không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam tồn tại trợ cấp giá và gây ảnh hưởng đến lợi ích cho ngành sản xuất trong nước.

Ngày 1/8, Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) – thuộc Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Theo đó, DGTR xác định tồn tại trợ cấp mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc.

Đồng thời việc trợ cấp này gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước Ấn Độ. Biên độ trợ cấp với các nhà sản xuất, xuất khẩu ống thép của Việt Nam là 0 - 11,96% (trong đó có hai công ty có biên độ trợ cấp là 0%); của Trung Quốc là 21,74 - 29,88%.

Căn cứ kết luận này, DGTR kiến nghị áp thuế chống trợ cấp với mức biên độ như trên trong thời hạn 5 năm.

Trước đó, Hiệp hội sản xuất ống thép không gỉ và một số công ty sản xuất của Ấn Độ đã gửi đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với ống thép không gỉ gồm các mã HS: 73061100; 73062100; 73064000; 73066100 và 73066900 xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu hàng hoá bị điều tra đã được nhận các khoản trợ cấp có thể đối kháng (ưu đãi thuế, miễn giảm thuế, ưu đãi khoản vay, hỗ trợ xuất khẩu…) từ Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ.

Đức Quỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.