|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dòng vốn ra (Capital Outflow) là gì? Đặc trưng của dòng vốn ra

11:06 | 30/10/2019
Chia sẻ
Dòng vốn ra (tiếng Anh: Capital Outflow) là sự dịch chuyển tài sản ra khỏi một quốc gia. Dòng vốn ra là tình huống không mong muốn vì nó thường là kết quả của sự bất ổn chính trị hoặc kinh tế.
544daa64a81fc

Hình minh họa. Nguồn: dawn.com

Dòng vốn ra (Capital Outflow)

Định nghĩa

Dòng vốn ra hay dòng vốn chảy ra trong tiếng Anh là Capital OutflowDòng vốn ra là sự dịch chuyển tài sản ra khỏi một quốc gia. Dòng vốn ra là tình huống không mong muốn vì nó thường là kết quả của sự bất ổn chính trị hoặc kinh tế.

Sự tháo chạy tài sản xảy ra khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước bán hết cổ phần của họ ở một quốc gia cụ thể vì nhận thấy sự yếu kém trong nền kinh tế của quốc gia và tin rằng các cơ hội tốt hơn tồn tại ở nước ngoài.

Đặc trưng

- Một số Chính phủ đặt ra các hạn chế đối với dòng vốn ra, nhưng những tác động của việc hạn chế này thường là một chỉ số về sự bất ổn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của nền kinh tế đó.

- Dòng vốn chảy ra gây áp lực lên các khía cạnh kinh tế vĩ mô trong một quốc gia và hạn chế đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Lí do cho sự tháo chạy vốn bao gồm bất ổn chính trị, các chính sách thị trường hạn chế, mối đe dọa đối với quyền sở hữu tài sản và lãi suất trong nước thấp.

- Năm 2016, Nhật Bản hạ lãi suất xuống mức âm đối với trái phiếu Chính phủ và thực hiện các biện pháp nhằm kích thích mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dòng vốn ra lớn từ Nhật Bản vào những năm 1990 đã kích hoạt hai thập kỉ tăng trưởng trì trệ ở quốc gia từng là đại diện cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Dòng vốn ra và chính sách kiểm soát vốn

- Các hạn chế của Chính phủ đối với các sự tháo chạy vốn (capital flight) tìm cách ngăn chặn dòng vốn ra. Điều này thường được thực hiện để hỗ trợ một hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ theo nhiều cách. Việc thiếu tiền gửi có thể buộc ngân hàng mất khả năng thanh toán nếu tài sản đáng kể thoát ra và tổ chức tài chính không thể gọi vốn để trang trải cho việc rút tiền.

Dòng vốn ra và tỉ giá hối đoái

Ví dụ, Trung Quốc bán nhân dân tệ để mua đô la Mỹ. Điều này khiến cho đô la Mỹ tăng giá, ngược lại đồng nhân dân tệ giảm giá, từ đó giảm chi phí xuất khẩu và tăng chi phí nhập khẩu. Sự mất giá của đồng nhân dân tệ gây ra lạm phát vì nhu cầu xuất khẩu tăng và nhu cầu nhập khẩu giảm.

(Tài liệu tham khảo: Capital Outflow, Investopedia)

Minh Lan