|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phá giá cạnh tranh (Competitive Devaluation) là gì?

10:06 | 30/10/2019
Chia sẻ
Phá giá cạnh tranh (tiếng Anh: Competitive Devaluation) có thể hiểu là sự mất giá tiền tệ đột ngột giữa hai loại tiền tệ quốc gia do hai quốc gia thực hiện các động thái ăn miếng trả miếng để giành lợi thế trên thị trường xuất khẩu quốc tế.
maxresdefault

Hình minh họa. Nguồn: OneMinuteEconomics.com

Phá giá cạnh tranh (Competitive Devaluation)

Định nghĩa

Phá giá cạnh tranh hay mất giá cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Devaluation.

Phá giá cạnh tranh là tình huống xảy ra khi một quốc gia cố gắng giảm giá trị tiền tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, điều này thường khuyến khích các nước khác cũng giảm giá dẫn đến chỉ tăng tạm thời khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Trong sự phá giá cạnh tranh, một quốc gia chỉ đạt được lợi thế tạm thời cho đến khi quốc gia tiếp theo phá giá. Phá giá thường có thể dẫn đến lạm phát từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh lâu dài.

Phá giá cạnh tranh có thể hiểu là sự mất giá tiền tệ đột ngột giữa hai loại tiền tệ quốc gia do hai quốc gia thực hiện các động thái ăn miếng trả miếng để giành lợi thế trên thị trường xuất khẩu quốc tế.

Thuật ngữ phá giá cạnh tranh hiểu theo hướng nghiêm trọng hơn là "chiến tranh tiền tệ".

Nội dung và tác động của chính sách phá giá cạnh tranh

- Các nhà kinh tế coi sự phá giá cạnh tranh là có hại hoặc gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu, vì phá giá cạnh tranh có thể gây ra một vòng chiến tranh tiền tệ từ đó gây ra các hậu quả bất lợi có thể kể đến như tăng cường bảo hộ và rào cản thương mại.

- Sự phá giá cạnh tranh có thể dẫn đến biến động tiền tệ lớn hơn và chi phí phòng ngừa rủi ro cao hơn cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, từ đó có thể cản trở mức độ thương mại quốc tế cao hơn.

- Nhiều học giả kinh tế coi việc phá giá cạnh tranh là một loại chính sách kinh tế làm hại láng giềng vì về bản chất, một quốc gia đang cố gắng đạt được lợi thế kinh tế mà không xem xét các tác động xấu mà nó có thể gây ra cho các quốc gia khác.

- Các chính sách kinh tế được ban hành bởi một quốc gia để giải quyết tình hình kinh tế của chính mình, trong khi nó làm cho tình hình kinh tế của các nước khác trở nên tồi tệ hơn, biến các quốc gia láng giềng đó thành những người ăn xin. 

- Chính sách làm hại láng giềng làm tổn thương các đối tác thương mại của một quốc gia, trong phá giá cạnh tranh, thuật ngữ này áp dụng chủ yếu cho các loại tiền tệ.

- Các nhà kinh tế theo dõi nguồn gốc của các chính sách như vậy để cố gắng chống lại khủng hoảng trong nước và tỉ lệ thất nghiệp cao thông qua việc tăng nhu cầu xuất khẩu của quốc gia thông qua các rào cản thương mại và phá giá cạnh tranh.

(Tài liệu tham khảo: Competitive Devaluation, Investopedia; Competitive devaluation, Economic.help)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Lan

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.